Tác dụng của lá sen? Những người không nên uống nước lá sen để tránh mất trí nhớ, lãnh cảm

Khánh Hằng - Ngày 05/11/2021 16:15 PM (GMT+7)

Không chỉ hạt sen hay củ sen mà lá sen cũng có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Hoa sen là loại hoa vô cùng quen thuộc tại Việt Nam. Không chỉ để trang trí, sen còn đem lại rất nhiều lợi ích khác liên quan đến sức khỏe. Trong khi nhiều người thường sử dụng hạt sen hoặc củ sen để làm thuốc hoặc nấu ăn thì lá sen cũng là một trong những bộ phận của cây sen không thể bỏ qua bởi có thể mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời.

Lá sen là bộ phận của sen có hình bán nguyệt, trông giống cái cái quạt, hơi tròn, đường kính khoảng 30-60cm. Các viên lá có hình gợn sóng hơi nhỏ. Bề mặt trên lá nhẵn bóng, có màu lục vàng, xanh lục, chống nước, hơi sần sùi. Mặt dưới lá có màu nâu hơi xám, nhẵn nhiều vân trải dài, phần trung tâm lá có sợi gân lớn giống như cột sống của lá. Phần thân lá rất giòn dễ gãy. Lá có vị đắng, mùi thơm đặc trưng.

Lá sen thường được thu hái vào mùa hè do mùa đông lá thường khô héo và lụi đi. Lá sen thường được cắt khi còn non, rửa sạch, phơi khô, thái thành từng miếng nhỏ rồi tiếp tục phơi khô.

Tác dụng của lá sen? Những người không nên uống nước lá sen để tránh mất trí nhớ, lãnh cảm - 1

Trong lá sen có nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: Vitamin C, tanin, ancaloit, axit hữu cơ, coumarin, nuxi frin, các chất chống oxy hóa như flavonoids và quercetin...

Tác dụng của lá sen

Theo y học cổ truyền, lá sen vị khổ (đắng), hơi chát, tính mát, lợi về kinh can, tỳ, vị; có công dụng giúp sức cho tỳ, vị, nâng cao trung khí, hạ nhiệt, làm tan ứ tụ và cầm máu. Lá sen phù hợp điều trị nôn ra máu, đổ máu cam, đại tiện ra máu, miệng khát, tâm phiền, phù thũng máu tụ, băng huyết, hỗ trợ giảm trọng lượng cơ thể.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, lá sen có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu, hỗ trợ giảm tổn thương gan, ức chế hấp thu chất béo vào cơ thể, tăng tốc độ chuyển hóa và tăng tiêu hao năng lượng...

Trên lâm sàng, lá sen dự phòng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao. Người cao tuổi sức khỏe yếu, người bệnh mạch vành tim và viêm túi mật, tai biến mạch máu não…nên sử dụng lá sen.

Những bài thuốc từ lá sen

- Lá sen hỗ trợ giảm cân: Lá sen 60 g, sơn tra tươi 10 g, hạt ý dĩ 10 g, vỏ quất 5 g. Các vị nghiền bột mịn, sắc uống thay trà. Uống liền trong 100 ngày là một liệu trình. Ngày 1 thang.

- Thang bổ tỳ, tiêu ứ, giảm mỡ: Lá sen 20 g, sơn tra sao 4 g, mạch nha tươi 10 g, vỏ quất 15 g. Sắc uống ngày một thang. Uống nóng tốt hơn uống lạnh.

Tác dụng của lá sen? Những người không nên uống nước lá sen để tránh mất trí nhớ, lãnh cảm - 2

- Trị chảy máu cam, miệng khô, hôi miệng, tiểu rắt, đại tiện táo: Lá sen 10 g, thanh hao 6 g, mộc thông 3 g, liên kiều 5 g, tiêu sơn chi 6 g, hoàng liên 2 g, lá tre 5 g, đan bì 6 g, hoàng cầm 3 g, rễ cỏ tranh 10 g. Sắc uống ngày một thang.

- Giải nhiệt phòng trị cảm nắng: Lá sen 10 g, kim ngân hoa 6 g. Sắc uống hoặc hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà.

- Trị váng đầu, hoa mắt, ù tai, thính lực kém: Lá sen 10 g, hạch đào nhân 6 g, đỗ trọng tươi 9 g. Hạch đào nhân sao vàng giã nát, sắc chung với lá sen, đỗ trọng bỏ bã, lấy nước, uống ấm.

- Trị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, mơ nhiều, hoa mắt, tai ù, cao huyết áp: Lá sen 10 g, đẳng sâm 6 g, tuyền phúc hoa 10 g, thạch quyết minh 10 g, bán hạ 10 g, thiên ma 6 g, trần bì 6 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 phần. Sáng uống 1 phần, tối uống 1 phần.

- Chữa xuất huyết não và các biến chứng do tăng huyết áp: Lá sen 20 g, đỗ trọng 12 g, cam thảo 12 g, sinh địa, mạch môn, tang ký sinh, bạch thược mỗi vị 10 g. Sắc uống ngày một thang.

- Chữa di tinh: Lá sen, sao khô, nghiền bột mịn. Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 6 g.

Những người không nên uống nước lá sen

Lá sen có nhiều công dụng cho sức khỏe, tuy nhiên, cũng giống như nhiều thực phẩm khác, nếu không dùng đúng cách có thể gây ra những hậu quả khó lường. Những đối tượng dưới đây không nên sử dụng nước lá sen:

Tác dụng của lá sen? Những người không nên uống nước lá sen để tránh mất trí nhớ, lãnh cảm - 3

- Phụ nữ trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen.

- Những người có thể nhiệt khi uống vào thì hạ hỏa, trong người sảng khoái, ngủ tốt hơn. Nhưng ngược lại, trường hợp người thể hàn uống vào cũng ngủ được nhưng về lâu dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Nếu sử dụng lá sen lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý là làm giảm ham muốn tình dục.

- Người bị tụt huyết áp không nên uống nước lá sen do lá sen có tác dụng hạ huyết áp, có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

- Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác.

Ăn gì giúp giảm rụng tóc? Đây là những thực phẩm kích thích mọc tóc không thể bỏ qua
Để có một mái tóc dài, dày và chắc khỏe, bạn hãy thay đổi chế độ ăn uống của mình để phù hợp hơn với nhu cầu của tóc.

Sống khỏe

Khánh Hằng (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe