Ăn nhiều rau diếp có tốt không? Rau diếp có gây ra tác hại gì không?

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 27/05/2021 19:12 PM (GMT+7)

Rau diếp hay còn gọi là rau xà lách rất quen thuộc và khá lành nhưng ăn nhiều rau diếp có tốt không? Nó có mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe?

Rau diếp hay còn gọi rau xà lách co tên khoa học là Latuca Sativa. Rau diếp có màu sắc rất đa dạng, có loại màu xanh nhạt, có loại màu xanh đậm, có loại màu đỏ.

Rau diếp có thể chia thành 4 loại: rau diếp cuốn bắp tròn, rau diếp cuốn bắp dài, rau diếp ta không cuốn, rau diếp xoăn.

Theo y học cổ truyền, rau diếp có vị ngọt hơi đắng, tính hàn, không độc, tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, an thần, nhuận trường, lợi sữa…

Giá trị dinh dưỡng của rau diếp

Ăn nhiều rau diếp có tốt không? Rau diếp có gây ra tác hại gì không? - 1

Rau diếp có nhiều loại khác nhau. (Ảnh minh họa)

Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ), rau diếp chứa hàm lượng nước cao, cũng như một lượng nhỏ năng lượng, protein , chất béo, carbohydrate , chất xơ và đường. Các khoáng chất và vitamin được tìm thấy trong nó bao gồm canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali, natri và kẽm cùng với các vitamin B như thiamin, riboflavin, niacin, folate, vitamin B6 và vitamin C, A, E và K.

Theo Food Data Central, 100 gram rau diếp lá xanh chứa khoảng 2,9 g carbohydrate và 15 calo. 

Trong 100g rau diếp ăn được có 92,3% nước, 1,7% protid, 0,5% lipid, 9% cellulose, 3,2%, protein và 1% khoáng toàn phần. Rau diếp có nhiều vitamin E, C, K và cholin và các muối khoáng. Trong cây có 0,023mg%As. Cây tươi cho 0,0038% và cây khô chứa 0,071% acid oxlic. 

Tác dụng của rau diếp

Các lợi ích sức khỏe của rau diếp khác nhau giữa các loại rau diếp, dựa trên thành phần dinh dưỡng của chúng. Tuy nhiên hầu như chúng đều có các công dụng như sau: 

1. Tăng cường xương

Rau diếp là nguồn cung cấp vitamin K, giúp xương chắc khỏe. Tiêu thụ đủ lượng vitamin K cũng có thể làm giảm nguy cơ gãy xương.

2. Hydrat hóa

Nước chiếm hơn 95% rau diếp sống. Kết quả là ăn rau diếp sẽ cung cấp nước cho cơ thể. Mặc dù uống nước là cần thiết, nhưng nước trong thực phẩm cũng có thể góp phần đáng kể vào quá trình hydrat hóa.

Ăn nhiều rau diếp có tốt không? Rau diếp có gây ra tác hại gì không? - 2

Rau diếp có nhiều tác dụng như tăng cường xương, cung cấp nước cho cơ thể, cải thiện tầm nhìn,... (Ảnh minh họa)

3. Cải thiện tầm nhìn

Rau diếp là một nguồn cung cấp vitamin A, có vai trò đối với sức khỏe của mắt. Vitamin A có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể của một người. Vitamin A cũng giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.

4. Cải thiện giấc ngủ

Chiết xuất của nhiều loại rau diếp cũng đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ. Cho đến khi nghiên cứu sâu hơn được tiến hành, vẫn chưa biết liệu rau diếp ở dạng tự nhiên có thể tạo ra tác dụng tương tự hay không.

5. Giảm mức Cholesterol

Rau diếp có thể có lợi trong việc giảm mức cholesterol cao thường dẫn đến các bệnh tim mạch (CVD) và các tình trạng nguy hiểm khác. Mức cholesterol LDL cao có hại và có thể gây đau tim và đột quỵ. Một nghiên cứu đã được thực hiện trên loài gặm nhấm để kiểm tra tác động của việc tiêu thụ rau diếp đối với chất béo và cholesterol. Kết quả cho thấy mức cholesterol giảm đáng kể ở những con chuột ăn rau diếp so với những con chuột không được cho ăn rau diếp. Các kết quả này cho thấy rau diếp đó có thể góp phần như một phương pháp để làm giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

6. Chất chống oxy hóa

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ancient Science of Life Journal đã chỉ ra rằng rau diếp có chất chống oxy hóa với khả năng loại bỏ gốc tự do đáng kể. Chất chống oxy hóa là một loạt các chất hóa sinh hầu hết được tìm thấy trong chế độ ăn uống của chúng ta. Chúng cũng rất cần thiết cho sức khỏe con người và phòng chống bệnh tật. 

Chất chống oxy hóa hoạt động như rào cản đối với các gốc tự do, được tạo ra trong quá trình trao đổi chất của tế bào . Các gốc tự do này có thể tấn công các mô, tế bào và DNA khỏe mạnh bên trong chúng. Mặt khác, chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do này và vô hiệu hóa chúng trước khi các cuộc tấn công của các gốc tự do diễn ra. 

Một số bài thuốc từ rau diếp

Rau diếp có thể dùng để phòng chữa một số bệnh sau:

Chữa bệnh ngoài da

- Chàm, mẩn ngứa: Lấy lá rau diếp tươi giã nhuyễn sau đó xoa đắp.

- Chữa mụn nhọt sưng đau: Giã nát rau diếp, đắp vào chỗ bị nhọt, thay ngày 2-3 lần.

- Chữa mụn trứng cá: Luộc rau diếp trong 2 lít nước sôi, để nguội dùng rửa mặt hàng ngày. 

Ăn nhiều rau diếp có tốt không? Rau diếp có gây ra tác hại gì không? - 3

Sữa không thông

Chuẩn bị 100g rau diếp sau đó sắc lấy nước, cho vào ít rượu để uống.

Làm đẹp da, giảm nếp nhăn

Rửa sạch rau diếp, để ráo nước rồi nghiền nhuyễn đánh đều với lòng trắng trứng gà, để làm mặt nạ đắp mặt 20 phút rồi rửa sạch bằng nước sạch. Mỗi tuần đắp 2 lần.

Chữa trĩ lở loét, đại tiện ra máu

- Cách 1: Rửa sạch rau diếp, ngâm nước muối, ăn sống hằng ngày, có tác dụng nhuận tràng, chỉ huyết.

- Cách 2: Ép rau diếp và ngó sen lấy nước, mỗi loại 50ml, thêm một chút mật ong, uống liên tiếp nhiều ngày, mỗi ngày 2 lần cho đến khi khỏi.

- Cách 3: Trị lở loét, có thể nhổ 2-3 cây rau diếp đem rửa sạch, sắc nước, ngâm và rửa chỗ bị bệnh có tác dụng sát khuẩn và giảm đau.

Chữa viêm loét dạ dày

Uống nước ép rau diếp hoặc ăn rau diếp luộc hay nấu thành canh. 

Ăn nhiều rau diếp có tốt không? Tác hại của rau diếp 

Nói chung, rau diếp an toàn cho hầu hết mọi người ăn. Nó không phải là một chất gây dị ứng phổ biến. Vì nó chứa ít calo nên không có vấn đề gì lớn khi ăn quá nhiều rau diếp. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có nhiều trường hợp rau diếp bị nhiễm khuẩn E.coli. Những đợt bùng phát này có khả năng là do dòng chảy từ các trang trại chăn nuôi gần đó làm ô nhiễm rau diếp. Do đó, khi ăn rau diếp cần chú ý rửa sạch, lựa chọn rau từ những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. 

Nguồn tham khảo:

- Rau diếp giúp tĩnh tâm an thần - Sức khỏe đời sống - Xuất bản ngày 13/9/2015

- Health Benefits of Lettuce - WebMD - Xuất bản ngày 16/9/2020

7 Impressive Benefits Of Lettuce - Organic Fact - Xuất bản ngày 8/10/2020

Tác dụng của rau dền đối với sức khỏe
Là loại rau quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, rau dền cũng đóng góp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ WebMD)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe