Những vụ việc bị mắc bệnh vì ăn thực phẩm để qua đêm hay ăn dưa hấu để tủ lạnh hại sức khỏe,... đang khiến nhiều người hoang mang. Vậy sự thật những thói quen này có thể gây hại tới mức nào, trường hợp nào dễ gây nguy hiểm?
Vào mùa hè, thời tiết nóng nực tạo điều kiện cho sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn, nấm, do đó, các bữa ăn bổ dưỡng, giàu nước, trái cây, v.v ... sẽ dễ là thiên đường để vi khuẩn tồn tại và sinh sản.
Gần đây, tin tức về việc ăn đồ ăn qua đêm lâu dài có thể gây ung thư hay ăn dưa bọc kín để tủ lạnh không tốt khiến nhièu người xôn xao. Vậy thật sự nguyên nhân là vì sao và liệu rằng những thói quen mà chúng ta vẫn hay làm có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không.
1. Đồ ăn để qua đêm gây ung thư?
Nhiều người đã nghe nói về việc ăn thực phẩm để qua đêm không tốt vì nó có chứa lượng lớn nitrit gây ung thư. Để hiểu rõ liệu thói quen này có thật sự gây ảnh hưởng hay không bạn cần hiểu rõ nitrit là gì.
Nitrit là một thuật ngữ chung cho một lớp các hợp chất vô cơ, chủ yếu là natri nitrit. Hình dạng và hương vị của nó tương tự như muối được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp và xây dựng. Các sản phẩm thịt cũng được phép sử dụng nitrit nhưng với một lượng giới hạn.
Nitrit có thể oxi hóa huyết sắc tố Hemoglobin trong hồng cầu để hình thành methemoglobin không có khả năng vận chuyển oxi cho máu giống như Hemoglobinoxy, do đó gây ra tình trạng thiếu oxy. Trong điều kiện axit dạ dày, nitrit cũng có thể phản ứng với amin bậc hai, amin bậc ba, và amit trong thực phẩm để sản xuất mạnh mẽ chất gây ung thư N-nitrosamine. Đối với người lớn, nếu hấp thụ lượng nitrit từ 0,2-0,5g có thể gây ngộ độc, 3g có thể gây tử vong.
Trường hợp ngộ độc nitrit chủ yếu xảy ra do việc tiêu thụ các sản phẩm thịt muối mặn hoặc chứa muối nitrit quá cao, các loại rau củ muối ăn xổi hoặc sử dụng sai nồng độ nitrit.
Vậy liệu ăn rau để qua đêm có gây ngộ độc nitrit?
Thực tế là hàm lượng nitrit của rau qua đêm được lưu trữ trong tủ lạnh không cao, chỉ 2,0mg/kg. Lượng nitrit cho phép hàng ngày đối với con người là 0-0,06 mg/kg và đối với một người nặng 60kg thì có thể ăn lượng cho phép là 3,6 mg.
Tuy nhiên rau quả nếu không cất trữ vào tủ lạnh có thể tạo ra một lượng đáng kể nitrit do tác động của vi khuẩn và gây hại cho cơ thể con người! Do đó, rau nên được ăn càng sớm càng tốt để nó an toàn và bổ dưỡng. Nhưng nếu bạn không muốn vứt bỏ rau thừa hay chờ thức ăn nguội sau đó bọc kín và cất vào tủ lạnh.
2. Thực phẩm mốc vẫn có thể ăn nếu bỏ phần hỏng?
Để không lãng phí, nhiều người khi thấy thực phẩm bị mốc thì gạt hoặc cắt bỏ phần mốc và vẫn ăn phần còn lại. Điều này hoàn toàn sai.
Sau khi thức ăn bị mốc, nó không chỉ thay đổi màu sắc, mùi, hương vị, mà còn làm giảm chất lượng của thực phẩm. Ngoài ra sức sống của nấm mốc khá bền bỉ, phần mốc bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường chỉ là “đỉnh của tảng băng trôi". Trong thực tế, thức ăn đã nhiễm nấm mốc, thì tất cả các phần khác của thực phẩm đều bị xâm nhập bởi vi khuẩn.
Mycotoxins – một loại nấm mốc nếu xâm nhập trực tiếp vào cơ thể con người có thể gây ra rối loạn ở đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, và thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.
Trong số hơn 100 loại độc tố nấm mốc đã được phát hiện cho đến nay, aflatoxin là chất độc hại nhất và có hại lớn nhất đối với con người. Aflatoxin là chất chuyển hóa aspergillus flavus, độc tính gấp 75 lần so với nitrosamines, gấp 68 lần thạch tín và gấp 10 lần kali xianua. Nếu hấp thụ ít có thể gây ra ngộ độc mãn tính, đặc biệt là tổn thương gan, và nếu hấp thụ lượng lớn sẽ có thể gây ngộ độc cấp tính.
Các aflatoxin có thể sinh sôi trên các thực phẩm như gạo, đậu phộng, bắp, lúa mì, thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa, sản phẩm thủy sản. Độc tính của nó có thể tổn tại dù bạn đã rửa sạch hay nấu chín. Vì vậy cách tốt nhất là không ăn các loại thực phẩm mốc, đổi màu.
3. Ăn đồ nướng có gây ung thư?
Thức ăn nướng có hương vị thơm ngon, được mọi người yêu mến nhưng cũng có những mối nguy hiểm ẩn giấu bên trong.
Thứ nhất, các món thịt nướng trên hè phố chủ yếu được đặt trực tiếp bên ngoài để mọi người chọn nên dễ bị nhiễm bẩn, vi khuẩn từ môi trường. Với điều kiện vệ sinh kém như vậy có thể dễ dàng làm cho người ăn bị bệnh.
Thứ hai, giá trị dinh dưỡng của thịt khi nướng bị giảm rất nhiều. Protein trong thịt sẽ bị biến chất khi bị nướng ở nhiệt độ quá cao khiến cho cơ thể con người không thể hấp thụ, chuyển đổi được chất.
Thứ ba, thịt nướng bên lề đường sử dụng nhiệt độ thường có thể vượt quá 200 độ C, khi đó chất heterocyclic amines có thể được sản sinh, gây ung thư. Trong các thí nghiệm trên động vật, chất này có thể gây ung thư vú, ung thư đại tràng,... nếu nhiệt độ vượt quá 300 độ C sẽ tạo ra một lượng lớn chất gây ung thư benzopyrene.
4. Dưa hấu bọc màng thực phẩm dễ nhiễm khuẩn?
Gần đây nhiều người đang tranh luận về một vấn đề: dưa hấu đã bổ bọc màng bọc thực phẩm có nhiều khả năng phát triển vi khuẩn không?
Trong nhiệt độ phòng thông thường sẽ không đủ điều kiện vô trùng, do đó dưa hấu có thể bị nhiễm vi khuẩn do các nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như dao, không khí, nước bọt bay,…
Sau khi bọc dưa hấu bằng màng bọc sẽ thu hẹp không gian và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tốt hơn vì dưa hấu là loại hoa quả giàu nước, giàu độ ẩm. Vì vậy, nó dễ dàng để phát triển vi khuẩn khi phủ bằng bọc nhựa.
Ngoài ra vào mùa hè, dưa hấu là thức ăn tốt để mọi người giảm nhiệt. Nhiều người thích mua dưa hấu và cất vào tủ lạnh trước khi ăn. Dưa hấu đông lạnh có thể gây kích thích dạ dày, gây tổn thương lá lách và dạ dày, vì vậy nên chú ý để nắm bắt nhiệt độ.
Thời gian sử dụng của dưa hấu ở 13 độ C là 14-21 ngày và khi chúng được lưu trữ trong tủ lạnh hoặc tủ đông ở nhiệt độ 5 độ C, dưa hấu bắt đầu xấu đi sau một tuần. Vì dưa hấu thuộc về quả có hàm lượng nước nhiều hơn, sau khi làm lạnh lâu dài, nước sẽ bốc hơi và lấy đi các chất dinh dưỡng.