Bà bầu hoặc người cho con bú có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19?

Ngày 23/06/2021 15:13 PM (GMT+7)

SKĐS - Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc người đang bị kinh nguyệt có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không? Câu trả lời sẽ có thông qua phần giải đáp của chuyên gia WHO.

Thế giới đang bước vào chiến dịch tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 với quy mô chưa từng có nhằm đạt miễn dịch cộng đồng. An toàn tiêm chủng cũng như điều kiện nào đủ để tiêm chủng là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Chính vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương thường xuyên giải đáp thắc mắc về tiêm phòng COVID-19 thông qua chương trình khoa học thường thức Science in 5 (Giải đáp khoa học trong 5 phút). 

Trong chương trình lần này, TS. Soumya Swaminathan- nhà khoa học trưởng của WHO sẽ giải đáp thắc mắc liên quan tới tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 đối với bà bầu, mẹ cho con bú và phụ nữ đang bị kinh nguyệt. 

Phụ nữ cho con bú hoàn toàn yên tâm tiêm vắc xin phòng COVID-19

"Tôi đang mang bầu....", "Tôi đang cho con bú....", "Vậy tôi có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay không?" 

Theo chuyên gia WHO, câu trả lời là có.

Phụ nữ vừa sinh con, hoặc đang cho con bú nên tiêm vắc xin phòng COVID-19. Bạn không cần phải lo lắng bởi không có rủi ro nào. Tất cả các loại vắc xin ngừa COVID-19 được sử dụng hiện nay không chứa "virus sống" (live virus), bởi thế rất an toàn, nó không thể gây ra nguy cơ truyền từ mẹ sang con qua đường sữa mẹ được. 

TS. Soumya Swaminathan- nhà khoa học trưởng của WHO

TS. Soumya Swaminathan- nhà khoa học trưởng của WHO

Trên thực tế, kháng thể (anti-body) mà người mẹ có có thể truyền sang trẻ sơ sinh và có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh. Vắc xin phòng COVID-19 hoàn toàn không gây hại mà rất an toàn. Vì vậy, phụ nữ cho con bú hoàn toàn có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19. 

Lợi ích của tiêm vắc xin phòng COVID-19 đối với phụ nữ mang thai

Thế còn phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai thì sao?

Ồ, điều đó rất quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay, TS. Soumya chia sẻ, không chỉ với sức khỏe bà mẹ mà còn vì sức khỏe thai nhi. 

Những loại thuốc hoặc vắc xin tiêm cho bà bầu theo chỉ định đã được đảm bảo không có tác dụng phụ, an toàn đối với bà bầu và thai nhi. Trong bối cảnh dịch bệnh, chúng ta biết rằng bà bầu có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn và nguy cơ sinh non. Trong trường hợp có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng, thì những đối tượng như nhân viên y tế tuyến đầu, phụ nữ mang thai sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị lây nhiễm. Vì vậy, lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 lớn hơn nguy cơ rất nhiều. 

Đối với cơ chế sản xuất vắc xin, không có vắc xin nào chứa virus sống (viral) nên không có nguy cơ virus sinh sôi trong cơ thể được. Vì vậy mà mọi quốc gia cũng như phụ nữ mang thai nên được tuyên truyền về lợi ích của vắc xin. Bởi phụ nữ mang thai nằm trong đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19 và do đó tiêm phòng vắc xin mang lại lợi ích vượt trội so với nguy cơ.  

"Tôi có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi đang bị kinh nguyệt?"

Xét về góc độ khoa học, không có lý do gì để hoãn tiêm phòng nếu bạn đang bị kinh nguyệt. Tất nhiên, ngày đèn đỏ sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu ngày đó trùng với lịch tiêm vắc xin phòng COVID-19, bạn vẫn nên đi tiêm bình thường. 

Infographic: Toàn cảnh đàm phán, mua và cung ứng hơn 120 triệu liều vắc-xin COVID-19 tại VN
Bộ Y tế vừa xây dựng Infographic về tiến độ đàm phán, mua và cung ứng vắc-xin phòng COVID-19 tại Việt Nam trong năm 2021.

Dịch COVID-19

Theo Nguyễn Vân (theo WHO)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Vắc xin COVID-19