Bậc thầy y học Trung Quốc hồi phục bệnh gan sau 26 năm, nhờ vào bí quyết đơn giản

Ngày 27/01/2019 19:00 PM (GMT+7)

Lục Quảng Tân sinh năm 1927, ông đã giành được danh hiệu bậc thầy số 1 về y học Trung Quốc. Ông bị bệnh gan 26 năm, nhưng ông vẫn hồi phục hoàn toàn bệnh gan, tất cả là nhờ vào phương pháp chăm sóc sức khỏe “thần kỳ”.

Mặc dù Lục Quảng Tân là một bác sĩ nổi tiếng, nhưng không phải bệnh tật cũng sẽ tránh xa ông. Ông Lục sinh ra trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc, khi còn trẻ do điều kiện không tốt nên ông bị bệnh gan, thậm chí đã đến giai đoạn xơ gan. Tuy nhiên, sau 26 năm bị bệnh gan, ông Lục đã hồi phục. Hai, ba mươi năm sau, khi kiểm tra các chỉ số men gan, tất cả đều bình thường. Tại sao ông lại làm được như vậy?

Bậc thầy y học Trung Quốc hồi phục bệnh gan sau 26 năm, nhờ vào bí quyết đơn giản - 1

Ông Lục Quảng Tân.

Ông Lục điều trị bệnh gan của bản thân rất khác với nhiều người, ông bắt đầu từ việc “uống ít thuốc”, mục đích là để giảm gánh nặng cho gan. Đồng thời, ông cũng không ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, bởi vì điều này cũng khiến gan mệt mỏi. Ông đã kết hợp triết lý này với các thủ thuật chăm sóc sức khỏe của chính bản thân, do vậy mà bệnh gan của ông đã được đẩy lùi.

Mặc dù ông Lục Quảng tân đã mất năm 2014, tuy nhiên ông đã để lại phương thức chăm sóc sức khỏe thần kỳ, đó là dùng hạt hoa tiêu để ngâm chân.

Thành thật mà nói, quá trình chiến đấu chống lại bệnh gan của ông Lục không phải là phổ biên, các bác sĩ không kiến nghị mọi người không uống thuốc giống như ông Lục, mà chỉ áp dụng phương pháp chăm sóc sức khỏe, bởi vì bản thân ông là một bác sĩ tài giỏi, ngoài những thủ thuật về chăm sóc sức khỏe, trong cuộc sống thường ngày còn có thể điều tiết, cân bằng âm dương. Bất cứ lúc nào ông Lục cũng có thể điều chỉnh được chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi để bảo đảm sức khỏe. Tất cả chúng ta không phải ai cũng có thể làm được điều này.

Bậc thầy y học Trung Quốc hồi phục bệnh gan sau 26 năm, nhờ vào bí quyết đơn giản - 2

Lòng bàn chân chứa rất nhiều huyệt vị, do đó ngâm chân nước ấm còn tốt hơn uống thuốc bổ.

Tuy nhiên, những thủ thuật chăm sóc cứa khỏe của ông Lục, chúng ta đều có thể áp dụng. Việc ngân châm đối với tất cả mọi người đều không còn xa lạ, bởi vì y học Trung Quốc tin rằng tất cả các huyệt vị đều nằm ở bàn chân, có khu vực phản xạ của các cơ quan, nếu có thể chú ý chăm sóc bàn chân thì có lợi rất lớn đối với sức khỏe cơ thể, cũng chính là nói “ngâm chân nước ấm, hơn uống thuốc bổ”.

Ông Lục mỗi buổi tối đều dùng hạt tiêu để ngâm chân. Phương pháp rất đơn giản: cho gói 50 gram hạt tiêu (khô và không xay) vào một miếng vải cotton, buộc chặt dây, sau đó cho vào nước và đun sôi. Sử dụng nước hạt tiêu luộc này để ngâm chân. Túi hạt tiêu có thể được tái sử dụng, mỗi tuần thay túi hạt tiêu ngâm chân một lần, thật sự giá thành rất rẻ lại có tác dụng tốt.

Bậc thầy y học Trung Quốc hồi phục bệnh gan sau 26 năm, nhờ vào bí quyết đơn giản - 3

Bí quyết chăm sóc sức khỏe của ông Lục là ngâm chân nước hạt tiêu

Theo quan điểm của y học Trung Quốc, hạt tiêu có thể được sử dụng để làm ấm không khí và ngăn chặn cơn đau. Ngâm chân có thể thúc đẩy lưu thông máu, có thể cho thêm các hạt tiêu đã được nấu chín vào chậu ngâm chân, hạt tiêu lăn qua lăn lại dưới bàn chân, cũng giúp khí huyết lưu thông.

Ông Lục cho rằng, những người bị huyết áo cao, ho khan đều nên kiên trì ngâm chân, hạt tiêu còn giúp thúc đẩy lưu thông máu toàn cơ thể, có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp. Vì vậy, nếu bạn bình thường có thói quen ngâm chân, hãy thử ngâm chân bằng nước hạt tiêu nấu. Nếu bạn lo lắng về các bệnh mãn tính, có thể bắt đầu nuôi dưỡng thói quen này sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên tắc khi ngâm chân?

Ngâm chân giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí (khí lạnh) và chất độc. Nhờ đó, bạn tránh được bệnh tật, ngủ ngon hơn và đôi chân luôn được khỏe mạnh.

Bậc thầy y học Trung Quốc hồi phục bệnh gan sau 26 năm, nhờ vào bí quyết đơn giản - 4

Ngâm chân cũng cần phải chú ý các nguyên tắc, tránh gây phản tác dụng

Những người bị mất ngủ, thần kinh suy nhược, đau mỏi xương khớp, đau lưng, đau dạ dày... đều có thể sử dụng ngâm chân để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, việc ngâm chân không được thực hiện bừa bãi mà phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

1. Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Nên chọn thời gian khoảng 4 đến 5 giờ chiều hoặc 9 giờ tối để ngâm chân. Bạn có thể lựa chọn ngâm chân từ 10 đến 15 phút.

2. Tăng dần nhiệt độ từ lúc mới ngâm cho đến khi cơ thể thấy ấm lên. Không nên cho nước ấm ngay từ đầu và nước quá nóng. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt.

Bậc thầy y học Trung Quốc hồi phục bệnh gan sau 26 năm, nhờ vào bí quyết đơn giản - 5

3. Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10cm - 15 cm. Bạn cũng có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.

4. Nên dùng chậu hoặc thùng gỗ thay vì dùng đồ làm bằng chất liệu khác. Vì gỗ giúp hấp thụ các vị thuốc (như nước lá ngâm chân) hiệu quả hơn.

Sau khi ngâm, có thể mát xa chân để tăng hiệu quả. Nếu thấy cơ thể ấm lên và hơi ra mồ hôi nghĩa là đã có tác dụng. Ngoài ra, bạn cần uống nước (có thể trong khi hoặc sau khi ngâm chân), nhất là nước đường gừng để giữ cơ thể được ấm áp.

Thương mẹ bị nấm, con gái mua thuốc khử trùng về ngâm chân, 3 ngày sau chân mẹ cháy đen
Theo tin tức của đài Hồ Bắc đưa tin, bà Lý, 80 tuổi sống ở Hán Dương, Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vừa được đưa vào bệnh viện cấp cứu với bàn chân...
Hà Vũ (dịch theo QQ)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả để bảo vệ trái tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Rau củ là nguồn cung cấp kali, magie tự nhiên rất quan...

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe