Tủ lạnh là sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, giúp lưu trữ thực phẩm, tuy nhiên nếu sử dụng tủ lạnh không đúng cách cũng sẽ gây nên nhiều bệnh tật cho con người.
Mùa hè thời tiết nóng, rất nhiều người thích ăn thực phẩm được đặt trong tủ lạnh hoặc đồ uống có đá lạnh để giải nhiệt. Tuy nhiên, chức năng đường tiêu hóa của người trung niên và người già tương đối kém. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm lạnh có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và khả năng hấp thu, thậm chí còn mắc những bệnh được gọi là “bệnh tủ lạnh” do sử dụng tủ không đúng cách.
Bốn loại "bệnh tủ lạnh" mọi người nên cảnh giác
1. Đau đầu
Vào mùa hè, thực phẩm vừa được lấy ra khỏi ngăn đá trong tủ lạnh nếu ăn ngay, rõ ràng sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng, gây phản xạ dẫn đến co thắt mạch máu phần đầu, từ đó sản sinh chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,…
2. Viêm phổi
Nếu tủ lạnh không được vệ sinh thường xuyên, cửa thông gió và thiết bị bay hơi của tủ lạnh có thể dễ dàng sản sinh ra nấm. Những người có thể chất dễ bị dị ứng hoặc trẻ nhỏ sau khi hít không khí có loại nấm này, rất dễ dẫn đến ho, đau ngực, ớn lạnh, sốt, tức ngực và hen suyễn. Trên lâm sàng gọi là “viêm phổi do tủ lạnh”.
3. Viêm dạ dày
Vào mùa hè, một lượng lớn thực phẩm được đặt trong ngăn mát hoặc ngăn đông lạnh, sau khi lấy ra sử dụng, đường tiêu hóa bị kích thích bởi nhiệt độ thấp, sẽ gây ra các triệu chứng như đau quặn thắt ở phần bụng hoặc nôn ói.
4. Viêm ruột
Có một loại vi khuẩn tên là Yersinia, được tìm thấy rộng rãi ở động vật như lợn, chó, mèo, bò, ngựa, cừu, thỏ, chim… Nếu thực phẩm trên lưu trữ trong tủ lạnh, sau khi lấy ra sử dụng không được làm nóng, rất dễ dẫn đến bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.
Cách phòng bệnh do sử dụng tủ lạnh không đúng cách?
Mặc dù cũng có những mối nguy hiểm nếu chúng ta sử dụng tủ lạnh sai cách, nhưng vào mùa hè có rất nhiều thực phẩm cần được giữ tươi trong tủ lạnh. Vậy làm thể nào để vửa sử dụng tủ lạnh có hiệu quả vưa phòng tránh được bệnh?
Mùa hè cố gắng ăn thực phẩm tươi: Không lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh một thời gian dài, đặc biệt là đối với một số loại rau, kiến nghị không lưu trữ quá 3 ngày. Nếu thực phẩm đã bị hỏng, hãy loại bỏ nó ngay lập tức để ngăn chặn nó làm nhiễm bẩn các thực phẩm khác.
Tủ lạnh thường xuyên được làm sạch và khử trùng: Vệ sinh tủ lạnh mỗi tuần một lần vào mùa hè, ít nhất mỗi tháng một lần vào các mùa khác, chà bằng thuốc tẩy 0,5%, sau đó lau sạch.
Không nhét quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh: Khi để thực phẩm trong tủ lạnh, cố gắng để lại một số khoảng trống để giúp cho không khí lạnh lưu động. Ngoài ra, hãy cố gắng giảm số lượng đóng mở tủ lạnh và rút ngắn thời gian mở cửa tủ lạnh.
Các thực phẩm chín, sống đặt cách nhau trong tủ lạnh: Đặc biệt là rau, tốt nhất là gói kín. Điều này giúp lưu trữ rau trong thời gian dài, còn tránh lây nhiễm chéo.
Không bảo quản sữa bột trong tủ lạnh: Sữa bột được bảo quản trong tủ lạnh trong một thời gian dài, rất dễ bị ướt, kết tụ và hư hỏng, do đó ảnh hưởng đến độ tươi của thực phẩm. Sữa bột có thể được bảo quản ở nơi thoáng khí và mát mẻ.
Trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilon: Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. Một số bào tử vi khuẩn tồn tại trong quá trình nấu nướng và có thể sinh sôi nếu thức ăn ở nhiệt độ phòng lâu. Nên giữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.