"Báu vật dưới lòng đất" xưa dành cho người nghèo, nay thành đặc sản được ưa chuộng giá 100.000 đồng/kg, tốt cho bệnh tiểu đường

H.A - Ngày 11/12/2024 19:05 PM (GMT+7)

Nếu trước đây củ mài gắn với người nghèo thì giờ đây chúng thành đặc sản làm thành nhiều món ngon và bổ dưỡng, tốt cho người bị tiểu đường, mỡ máu. 

Cùng với khoai sọ, củ từ, khoai mỡ..., củ mài vốn là thứ gắn với cuộc sống của người dân từ những ngày còn nghèo khó. 

Cây củ mài còn gọi là hoài sơn, khoai mài, thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá. Củ mài to tầm như củ sắn nhưng cắm sâu hàng mét, mỗi dây thường chỉ cho một củ. Đào càng sâu đoạn củ dưới đất càng bở, nạc và ngon hơn đoạn gần cuống dây. 

amp;#34;Báu vật dưới lòng đấtamp;#34; xưa dành cho người nghèo, nay thành đặc sản được ưa chuộng giá 100.000 đồng/kg, tốt cho bệnh tiểu đường - 1

Loại củ này bở, dẻo, chứa nhiều tinh bột. Ngày trước, bà con vùng núi đào củ mài về cạo sạch vỏ rồi luộc, xào, nấu canh hoặc hầm xương, nấu cháo. Hiện nay, củ mài thành đặc sản nổi tiếng ở thành phố, được bán với giá 100.000 đồng/kg. 

Từ thứ gắn với cuộc sống của người nghèo, giờ đây nhiều hộ dân đã mở rộng mô hình trồng củ mài để bán ra thị trường. Vốn là cây mọc trong tự nhiên nên cây mài dễ phát triển, không tốn công chăm sóc, chi phí bỏ ra ít, sau 8-9 tháng trồng cây sẽ cho thu hoạch củ.

Sau khi thu hoạch, củ mài được thương mái thu mua tận nơi để vận chuyển đi các tỉnh thành hoặc bán cho các cơ sở chế biến. Từ củ của loại cây này chế biến được nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng như cháo củ mài, canh củ mài hầm xương, súp củ mài, bột củ mài, sữa củ mài…

Bên cạnh đó, trong đông y, củ khoai mài được xem là một vị thuốc quý với những công dụng tuyệt vời. Theo nhiều nghiên cứu, trong củ mài có chứa khoảng 63.25% tinh bột, 0.45% lipid, 6.75% protein và 2-2.8% chất nhầy. Ngoài ra, dược liệu này còn có thêm các thành phần khác như dioscin, allantoin, saponin có nhân sterol, cholin cùng hàng loạt các axit amin, các men oxy hóa, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Những tác dụng của củ mài

Hỗ trợ hạ đường huyết

Củ mài chứa protein chất nhầy, có tác dụng hạ đường huyết, ăn lâu dài còn có tác dụng phòng trị bệnh tiểu đường .

Giống như khoai tây, củ mài là loại thực phẩm giàu kali và ít natri rất tốt, đồng thời cũng là món ngon hiếm có cho bệnh nhân tiểu đường.

amp;#34;Báu vật dưới lòng đấtamp;#34; xưa dành cho người nghèo, nay thành đặc sản được ưa chuộng giá 100.000 đồng/kg, tốt cho bệnh tiểu đường - 2

Ngăn chặn kết tủa mỡ máu

Củ mài chứa một lượng lớn chất nhầy protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng, có thể ngăn chặn hiệu quả sự kết tủa của lipid máu trên thành mạch máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Bổ thận

Củ mài cũng được xem là thực phẩm và là vị thuốc có tác dụng cung cấp năng lượng cho thận và bổ trợ sức khỏe thận. Trong Đông y, loại dược liệu này có vị ngọt, tính bình vào các kinh tỳ, vị, phế, thận (tụy, dạ dày, phổi, thận). Có tác dụng ích thận khí, bổ dưỡng tỳ vị phế và thận, thanh nhiệt, được dùng để “dưỡng thận và điều trị các bệnh như thận dương kém, dương sự yếu, đi tiểu đục, tỳ vị hư yếu, đại tiện lỏng.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Ăn củ mài cũng là một trong những cách đơn giản và hiệu quả giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của bạn. Nghiên cứu cho thấy củ mài có tác dụng ứng chế cytokin gây viêm và ức chế COX-2, bảo vệ biểu hiện của Carbonic anhydrase ở tá tràng. Carbonic anhydrase là enzym xúc tác phản ứng tạo ra bicarbonat ở tuyến tụy giúp trung hòa acid dịch vị. Nhờ vậy củ mài thường xuất hiện trong các bài thuốc bắc giúp chữa viêm dạ dày, trào ngược dạ dày.

 Làm đẹp da

Thêm củ mài vào thực đơn cũng là cách giúp làm đẹp da. Trong củ mài có chứa các chất dinh dưỡng và beta carotene, cung cấp các đặc tính chống oxy hóa. Những chất này sẽ giúp loại bỏ các gốc tự do có hại và ngăn ngừa tổn thương tế bào da, từ đó làm giảm các đốm đen, nếp nhăn. Ngoài ra, vitamin C trong củ mài có tác dụng tái tạo làn da bị tổn thương, sản sinh collagen và giúp da mịn màng, đàn hồi hiệu quả.

Những bài thuốc từ củ mài

- Chữa suy nhược cơ thể sau rối loạn tiêu hóa kéo dài: Củ mài 12g, biển đậu 12g, ý dĩ 12g, vỏ quýt 6g, hạt sen 12g, bố chính sâm 16g, bạch truật 12g, hạt cau 10g, nam mộc hương 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần. Dùng 7-10 ngày.

- Ăn uống kém, khó tiêu do tỳ vị hư nhược: Củ mài 100g, xuyên tiêu 30g, đường trắng 30g, khiếm thực 100g, gạo nếp 1.000g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, khiếm thực, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Trộn đều hai thứ bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn, lấy 30 - 60g pha với nước sôi và một ít đường trắng.

- Bồi bổ sức khỏe: Củ mài 50g, khoai sọ 200g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát.

Tăng cường hệ hô hấp, đánh bay cảm cúm với 4 loại quả quen thuộc bán đầy chợ Việt, từ 10.000 đồng là mua được
Một trong những cách đơn giản, hiệu quả để bảo vệ và chăm sóc hệ hô hấp là bổ sung các loại trái cây giàu dưỡng chất, giúp hỗ trợ và duy trì chức năng...

Sống khỏe

Theo H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng quanh ta