Trẻ nhỏ nuốt phải tinh dầu đuổi muỗi sẽ rất nguy hiểm, các gia đình cần chú ý.
Mùa hè là thời điểm mà muỗi xuất hiện nhiều nên các gia đình sẽ sử dụng các biện pháp để xua đuổi muỗi chẳng hạn như tinh dầu đuổi muỗi. Tuy nhiên, mọi người cần hết sức cẩn thận khi sử dụng sản phẩm này, nhất là khi nhà có trẻ nhỏ.
Mới đây, trang tin truyền thông Shou Hanjun của Trung Quốc đã đăng tải sự việc về một bé trai 1 tuổi bị co giật, nguy hiểm tính mạng vì uống phải tinh dầu đuổi muỗi.
Theo chia sẻ từ phía cha mẹ của bé trai, con trai họ tên Bối Bối khi chơi đùa ở nhà đã vô tình nuốt nửa lọ tinh dầu đuổi muỗi nhưng không rõ chính xác liều lượng là bao nhiêu. Khi gia đình phát hiện ra bất thường đã lập tức gọi xe cấp cứu đưa con tới bệnh viện.
Bé trai uống nhầm dung dịch đuổi muỗi phải đi cấp cứu.
Trên đường được đưa đi cấp cứu, huyết áp của bé trai lên đến 132, rơi vào hôn mê, co giật dữ dội. Trong quá trình di chuyển, bác sĩ cũng nhanh chóng biết được thành phần trong dung dịch đuổi muỗi mà cậu bé uống có bifluethrin, transfluthrin và ether, hai chất đầu tiên thuộc về thuốc diệt côn trùng.
Kết hợp với hiện tượng co giật, phù phổi, rối loạn ý thức của Bối Bối, bác sĩ ban đầu chẩn đoán chắc chắn Bối Bối bị ngộ độc dung môi hữu cơ, loại ngộ độc này không có thuốc giải đặc hiệu.
Bác sĩ giải thích rằng nuốt nhầm tinh dầu đuổi muỗi có thể sẽ gây tổn thương phổi trong thời gian ngắn, nếu tình trạng nghiêm trọng sẽ gây ra hội chứng suy hô hấp, về lâu dài sẽ gây tổn thương xơ hóa phổi. Nếu để điều này xảy ra thì cậu bé sẽ không thể cứu chữa được.
Sau khi nghe bác sĩ giải thích, bố của Bối Bối đã bật khóc thảm thiết. Để không làm chậm quá trình điều trị, bệnh nhi được bác sĩ chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Nhi đồng ở Thanh Đảo.
Bé trai bị phù phổi, co giật, nồng độ oxy máu giảm mạnh khi được đưa tới viện.
Kết quả kiểm tra CT cho thấy não của trẻ không có tổn thương rõ ràng, nhưng tình trạng của phổi không khả quan. Do ngộ độc dung môi hữu cơ có thể gây tổn thương thần kinh nên trong quá trình điều trị cho Bối Bối, không chỉ Khoa Hồi sức tích cực mà Khoa Nội thần kinh và Hô hấp cũng yêu cầu hội chẩn chung để giảm áp lực lên phổi của trẻ thông qua liệu pháp hormone.
Nhờ sự nỗ lực cứu chữa kịp thời của các bác sĩ, tình trạng phù phổi của bệnh nhi đã thuyên giảm vào ngày hôm sau. Sau khi qua khỏi cơn nguy kịch, Bối Bối đã được chuyển đến Khoa Hô hấp và được xuất viện sau 20 ngày điều trị.
Nhờ sự nỗ lực cứu chữa của các bác sĩ, bé trai đã giữ được tính mạng.
Trên thực tế, việc trẻ em vô tình nuốt phải dung dịch đuổi muỗi xảy ra không ít lần. Trong những năm gần đây, các phương tiện truyền thông thường đưa tin về việc trẻ em vô tình nuốt phải dung dịch hay tinh dầu đuổi muỗi đã được đưa đến bệnh viện hoặc thậm chí tử vong.
Vào tháng 7 năm 2017, một thảm kịch như vậy đã xảy ra tại thị trấn Trần Đào, thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) một cậu bé chưa đầy hai tuổi đã qua đời sau khi nuốt nhầm chất lỏng đuổi muỗi.
Vào tháng 5 năm 2018, Tiểu Dịch ở thị trấn Trường An, thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, đã được đưa đến bệnh viện để rửa dạ dày vì uống nhầm chất lỏng đuổi muỗi. Nhờ được cứu chữa kịp thời, Xiaoyi đã thoát khỏi nguy hiểm tính mạng.
Về việc lựa chọn thuốc chống muỗi, đối với gia đình có trẻ em, tốt nhất nên dùng màn (mùng) để che xe đẩy hoặc nôi, giường nằm của trẻ. Loại chống muỗi vật lý này phì hợp hơn với trẻ em. Nếu cần sử dụng các sản phẩm đuổi muỗi dược liệu như nhang muỗi, tinh dầu đuổi muỗi, dung dịch đuổi muỗi thì phải để xa tầm tay trẻ em, tránh để trẻ vô tình nuốt phải và chạm vào.