Gần đây, một cậu bé 14 tuổi bị đột nhiên bị liệt nửa thân trái và được chuẩn đoán là bị nhồi máu não. Nguyên nhân đến từ chính thói quen mà cả trẻ con và người lớn đều mắc phải.
Mới đây bệnh viện tỉnh Giang Tây đã tiếp nhận một bệnh nhân 14 tuổi tên Xiao Hu có biểu hiện chân tay yếu, không thể ngồi vững và liệt nửa người.
Sau khi kiểm tra, các bác sĩ nhận định cậu bé bị nhồi máu não và đây là lần đầu tiên bệnh viện có trường hợp bị nhồi máu não khi còn rất trẻ.
Trưởng khoa cấp cứu, bác sĩ Xiongshen Sheng cho biết: "Sau khoảng một giờ sau, cơ bắp chân tay của cậu bé đã trở về mức bình thường và có thể di chuyển dù vẫn yếu hơn." Bác sĩ cũng cho hay nhờ cứu chứa kịp thời nên cậu bé đã may mắn sống sót.
Lý giải nguyên nhân khiến cho Xiaohu bị mắc nhồi máu não khi còn rất trẻ bắt nguồn từ chính lối sống thiếu lành mạnh.
"Cậu bé thường xuyên có thói quen thức khuya, và đặc biệt uống rất nhiều nước ngọt. Đây là những yếu tố không lành mạnh liên quan đến bệnh." Bác sĩ Sheng nói. "Phòng ngừa nhồi máu não, thói quen sinh hoạt lành mạnh rất quan trọng. Không hút thuốc, không rượu bia, không thức khuya, tập thể dục vừa phải. Ngoài ra, duy trì sự ổn định tình cảm, tránh những cảm xúc bạo lực, giận dữ và kích thích tinh thần khác.
Đồ uống có đường là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh nhồi máu não.
Trong thực tế, đường là một carbohydrate - một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người. Tuy nhiên, khi cơ thể nạp quá nhiều lượng đường sẽ có những ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe?
Đồ uống có nhiều đường có thực sự dẫn đến nhồi máu não không?
Gần đây, một kết quả mới được tuyên bố bởi Hoa Kỳ cho thấy rằng: đồ uống có hàm lượng đường làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Nghiên cứu mới đã lựa chọn 17.930 người trung niên và người cao tuổi trên 45 tuổi không có tiền sử đột quỵ, tiền sử bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường tuýp 2.
Sau trung bình 6,9 năm theo dõi, phát hiện những người sử dụng đồ uống có lượng đường cao nhất (trung bình 600 ml/ngày) so với nhóm người được cho là sử dụng đồ uống có đường thấp nhất (dưới 25 ml/ngày), có xác suất mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 2 lần, tỉ lệ tử vong do các nguyên nhân cao hơn 20%.
Ngoài ra, tỷ lệ tử vong của những người có thể trọng lớn so với những người có thể trọng bình thường cao hơn 12%. Hay nói cách khác, nếu chỉ số BMI vượt quá tiêu chuẩn cho phép, uống quá nhiều đồ uống có đường sẽ càng làm gia tăng tỉ lệ tử vong.
Theo phân tích chuyên gia từ Đại học Harvard cho rằng, uống 1-2 ly nước ngọt mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên 26%, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng hoặc đột tử lên đến 35% và tăng nguy cơ đột quỵ 16%.
Uống nhiều đồ uống có đường còn có những nguy hại nào?
1, Sâu răng
Đồ uống có tính chua hoặc tính ngọt đều trực tiếp phá hủy men răng. Ngoài ra thức uống có đường làm mất đi lượng canxi có trong cơ thể, từ đó khiến cho răng dễ bị yếu đi.
2. Béo phì
Mỗi 1g đường sẽ cung cấp cho cơ thể 4 Kcal, lượng Kcal mà 1200ml đồ uống có đường mang lại sẽ tương đương với lượng Kcal trong bữa ăn của người phụ nữ trưởng thành. Trẻ em thường xuyên uống các loại đồ uống có đường, tăng nguy cơ béo phì cao gấp 1,7 lần so với trẻ em không uống.
3. Tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch
Đồ uống có đường cũng dẫn đến các bệnh tim mạch.
Các loại đường có trong thức uống có đường là monosaccharides và disaccharide dễ dẫn đến tăng đường huyết nhanh chóng, gây ra các bệnh như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, lipid máu cao và huyết áp cao.
4. Tăng nguy cơ sỏi thận
Đồ uống có đường khi vào cơ thể sẽ làm giảm lượng canxi, kali và tăng lượng đường sucrose (đường mía), có thể là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ sỏi thận.
5. Gan nhiễm mỡ
Lượng đường dư thừa có thể gây tích tụ chất béo, và làm ảnh hưởng đến chức năng của insulin, đồng thời gây ra tình trạng chất béo của gan bị oxy hóa, dẫn đến gan bị nhiễm mỡ, xơ gan,…
6. Loãng xương
Đồ uống có đường làm tăng nguy cơ gãy xương.
Uống đồ uống có đường càng nhiều, nó sẽ làm mất đi lượng canxi có trong xương, làm loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương.
7. Dẫn đến hội chứng chuyển hóa
Khi cơ thể hấp thụ một lượng đường lớn, sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự trao đổi chất, sẽ làm gia tăng hội chứng chuyển hóa. Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp lại trên người bệnh: béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng axit uric máu, gan nhiễm mỡ,…
Lời khuyên của chuyên gia
Đồ uống có đường chứa nhiều calo và phụ gia thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp. Các chuyên gia đề nghị lượng ăn hàng ngày không quá 50g đường, tốt hơn là dưới 25g. Đặc biệt những người trẻ tuổi từ 3 đến 17 tuổi nên uống ít hơn hoặc không uống đồ uống có đường.
Trẻ nhỏ là đối tượng không nên uống đồ uống có nhiều đường.
Ăn ít thức ăn có hàm lượng đường cao hay có lượng chất béo cao, đề nghị ăn ít hoặc mỗi ngày lựa chọn một loại, ví dụ như đồ uống có đường, kẹo, kem,…
Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng mỗi ngày: nhiều trái cây, rau, ngũ cốc, lượng protein thích hợp.
Chọn một lối sống lành mạnh, làm tốt công tác phòng chống, phát hiện và điều trị sớm mới là phương pháp duy trì sức khỏe.