Bé 2 tuổi ngã vào chảo dầu sôi, hành động tưởng cứu nguy của cha mẹ hóa ra hại con

Ngày 06/08/2019 00:08 AM (GMT+7)

Nhìn đứa con nhỏ mới 2 tuổi khóc trong đau đớn mỗi khi thay băng, cha mẹ bé gái vô cùng hối hận vì hành động sai lầm khi sơ cứu con bị bỏng.

Xiao Yu, bé gái 2 tuổi vô tình ngã vào chảo dầu nóng (170 độ) được đặt trên mặt đất vì sơ suất của người lớn, gây bỏng nặng trên cơ thể. Khi thấy con gái bị bỏng, cha mẹ bé đã mau chóng xả nước mát vào vết bỏng và cởi quần áo của con ra khiến da của đứa trẻ bị rách.

Khi được đưa đến bệnh viện, bác sĩ nhận thấy khuôn mặt của đứa trẻ xanh lét, đầu ngón tay lạnh và lượng nước tiểu rất nhỏ. Cô bé đã ở trong giai đoạn sốc.

Bé 2 tuổi ngã vào chảo dầu sôi, hành động tưởng cứu nguy của cha mẹ hóa ra hại con - 1

Đứa trẻ bị bỏng chảo dầu phải nhập viện cấp cứu.

May mắn thay, sau khi bác sĩ giải cứu, cuối cùng đứa trẻ đã được an toàn. Sau đó, bác sĩ bảo bố mẹ bé chính vì thao tác xé quần áo sai khiến thương tích của trẻ trở nên nghiêm trọng đến mức mặc dù đã cứu sống nhưng các tác dụng điều trị và phục hồi sau đó bị ảnh hưởng trực tiếp.

Đứa trẻ bị bỏng với diện tích 60%, đây là trường hợp bị bỏng khá nặng. Mỗi khi thay băng, Xiao Yu lại quấy khóc vì đau đớn. Nhìn con gái khóc vì đau, cha mẹ của Xiao Yu rất hối hận. 

Bé 2 tuổi ngã vào chảo dầu sôi, hành động tưởng cứu nguy của cha mẹ hóa ra hại con - 2

Vì hành động cởi quần áo gấp gáp của cha mẹ đã khiến da đứa trẻ bị lột.

Trẻ nhỏ bị tai nạn, cha mẹ đều rất lo lắng. Tuy nhiên, nuôi dạy và chăm sóc con cái phải khoa học. Nếu không, một sai lầm có thể gây ra thiệt hại không thể khắc phục và thậm chí khiến đứa trẻ mất mạng.  Theo thống kê, bỏng được xếp hạng đầu tiên trong thương tích do tai nạn của trẻ em. Ngoài việc tránh bị bỏng cho con, điều quan trọng là cha mẹ phải học cách điều trị đúng.

Cách sơ cứu trẻ bị bỏng 

- Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng.

- Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương.

Bé 2 tuổi ngã vào chảo dầu sôi, hành động tưởng cứu nguy của cha mẹ hóa ra hại con - 3

Khi bị bỏng cần xả vết bỏng dưới vòi nước nhẹ. (Ảnh minh họa)

-  Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.

- Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch.

- An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm.

- Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.

Sai lầm khi sơ cứu trẻ bị bỏng cần tránh

Bôi kém đánh răng, nước tương,... lên vết bỏng: Bôi kem đánh răng vào vết bỏng để làm dịu và trị bỏng là sai lầm. Khi bị bỏng, tuyệt đối không được bôi bất cứ thứ gì vào vết bỏng như muối, mỡ trăn, kem đánh răng… vì sẽ khiến vết bỏng trầm trọng hơn, dễ bị viêm nhiễm.

Dùng đá chườm: Điều này khiến vết bỏng trầm trọng hơn, vùng da vừa bị bỏng thì bị lạnh đột ngột tế bào co lại khiến vết bỏng lâu khỏi và dễ bị loét hơn.

Không cởi quần áo nếu vùng bỏng lớn: Việc cởi bỏ quần áo khi bị bỏng một vùng rộng sẽ khiến bị lột da vùng bỏng, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng tránh việc áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến vết bỏng bị đau rát, dễ viêm nhiễm. Nhẹ nhàng tháo bỏ các tư trang cá nhân, vòng lắc hoặc đồng hồ, giày dép... trước khi vết bỏng bị sưng nề.

Sai lầm khi sơ cứu bỏng của cha khiến con trai 4 tuổi bị ngộ độc đến mức nhập viện
Nhiều người dùng biện pháp dân gian để trị bỏng, những biện pháp này không những không có hiệu quả còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Minh Thùy (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ Bị Bỏng