Theo tờ Trường Sa Evening đưa tin ngày 16/8, một cậu bé 4 tháng tuổi đã vô tình ngã khiến miệng chảy máu và ngày hôm sau, cha mẹ đã phải tức tốc đưa con tới bệnh viện.
Chiều ngày 14/8, một người phụ nữ khóc lóc, tay bế đứa trẻ chạy vội vào khoa ngoại trú của Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam. Sau khi được các y bác sĩ an ủi, động viên, cô mới bình tĩnh và kể về chấn thương của cậu con trai Trác Trác.
Hóa ra lúc 5 giờ chiều ngày 13/8, câu bé Trác Trác, 4 tuổi đã bị ngã ở nhà, gia đình nhanh chóng đỡ con trai dậy và dỗ dành. Sau khi nín khóc, cha mẹ cậu bé kiểm tra và thấy có chút máu trên miệng, nghĩ rằng con trai đã cắn vào môi nên chỉ lấy giấy nhẹ nhàng thấm máu đi mà không kiểm tra xem con trai bị thương ở đâu.
Đến giờ ăn tối, Trác Trác nhất quyết không chịu ăn uống nhưng cha mẹ cậu chỉ nghĩ do con biếng ăn nên không quá quan tâm. Cho đến sáng hôm sau, cha mẹ Trác Trác giật mình khi thấy lưỡi của con bị kéo xệ ra khỏi miệng và chảy máu. Người mẹ quá sợ hãi khẩn trương đưa con tới bệnh viện.
Bác sĩ Vương Nguyệt Huy – trưởng khoa Răng hàm mặt tại Bệnh viện nhân dân tỉnh Hồ Nam kiểm tra cẩn thận và thấy gần 2/3 lưỡi bị tổn thương không nhẹ, có vết thương khá sâu, có dấu hiệu nhiễm trùng, cần tiến hành khâu phẫu thuật sớm nếu không sẽ khó khôi phục lại lưỡi như bình thường, sau này có thể sẽ khó nói, khó ăn.
Bác sĩ Lâm Kiện và Trương Ba đã cùng xem xét chấn thương của đứa trẻ và tiến hành phẫu thuật. Cậu bé Trác Trác sau ca phẫu thuật vài ngày đã dần hồi phục, có thể ăn uống và nói chuyện.
Bác sĩ Lâm Kiện cảnh báo: “Khi trẻ bị ngã, bạn không nên chỉ xem xét chân tay hay đầu mà còn kiểm tra khu vực miệng, hàm mặt của trẻ.”
Do mô vùng miệng rất mềm, trẻ có thể dễ dàng bị thương khi tập nhai hay trong lúc ăn uống. Ngoài ra cũng không tránh khỏi việc trẻ hiếu động nên dẽ trượt ngã, nhào lộn khiến răng cắn vào lưỡi, môi hoặc đập miệng vào các đồ vật.
Khi trẻ bị ngã chấn thương vùng miệng, các bậc phụ huynh cần phải chú ý những điều sau:
Cầm máu
- Đối với các vết thương phía ngoài miệng hay lưỡi, cha mẹ cần dùng một miếng gạc hoặc khăn sạch (đã được làm ướt với nước lạnh), đè nhẹ vào chỗ chảy máu khoảng 10 phút,. Lúc này bé có thể vì sợ và đau, cha mẹ cần bình tĩnh dỗ dành trẻ để cầm máu. n
- Đối với các vết thương ở trong miệng (môi trên hay môi dưới), mẹ nhẹ nhàng đè chỗ môi bị chảy máu lên phần răng hay nướu của bé trong khoảng 10 phút hoặc càng lâu càng tốt. Tránh kéo môi bé ra kiểm tra thử vì làm như vậy máu sẽ chảy trở lại.
Làm mát
Để giảm đau và sưng, mẹ có thể dùng một túi nước đá hoặc rau củ đông lạnh áp vào chỗ chảy máu.
Cho bé ăn cẩn thận
Khi vết thương đang lành, cha mẹ cũng chú ý cho trẻ ăn nhạt một chút, tránh các món có tính a-xít như nước cam hay quá mặn như nước mắm. Các món ăn mềm, dễ nhai sẽ giúp bé cảm thấy bớt khó chịu.
Ngoài ra, khi máu đã hết chảy một thời gian, mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước hơi ấm sau khi ăn để thức ăn không bám vào vết thương. (súc miệng sớm bằng nước ấm có thể làm máu chảy trở lại).
Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ?
Thông thường các vết thương ở miệng có thể không quá nghiêm trọng chỉ 1,2 ngày sẽ lành nhưng nếu trẻ rơi vào các trường hợp dưới đây thì cần đưa con tới gặp bác sĩ:
- Trẻ bị chảy máu nhiều, không cầm sau 10 phút đè ép.
- Vết thương sâu, vết rách mở mép hoặc vết rách dài hơn 1cm.
- Vết thương xuyên thủng vòm miệng, cổ họng hoặc a-mi-đan (ví dụ như khi bé ngã mà đang cầm bút) có thể làm tổn thương sâu đến các mô ở đầu, cổ.
- Vết thương gây ra bởi những vật bẩn hoặc gỉ (nhất là khi mẹ không chắc về việc bé được tiêm ngừa uốn ván hay chưa), có mảnh vỡ hay bụi bám trong vết thương.
- Vết thương do bị người hay động vật cắn .
- Mẹ nghi ngờ có gãy xương.
- Răng bé bị gãy hay vỡ ra.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, đỏ, đau tăng nhiều, sốt) trong vài ngày đầu sau khi bị thương.