Mùa lạnh con phải vào viện vì da nứt nẻ, thủ phạm là cách cho trẻ ăn mẹ hay mắc

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 25/12/2021 19:18 PM (GMT+7)

Tình trạng khô da mùa đông ở trẻ rất thường gặp. Để giải quyết vấn đề này ngoài việc bảo vệ con trước thời tiết khắc nhiệt, việc chăm sóc dinh dưỡng cũng rất quan trọng.

Bé gái 4 tuổi khô da vì thói quen nhiều trẻ gặp phải trong mùa đông

Trong mùa đông lạnh giá, trẻ nhỏ rất hay bị khô da, ngoài những tác nhân từ thời tiết, sinh hoạt như tắm nước quá nóng, dùng đèn sưởi không đúng cách… còn một lý do nữa là các mẹ chăm sóc dinh dưỡng cho con chưa hợp lý.

Theo đó, vào mùa đông nhiều cháu nhỏ rất lười ăn các loại trái cây, rau xanh. Trong khi bố mẹ cũng không chú ý, khiến con bị thiếu hụt vitamin - khoáng chất. Chính điều này cũng gây nên hoặc thúc đẩy tình trạng khô, nẻ da ở trẻ trầm trọng hơn.

Điển hình như chị Trịnh Thị Lan Anh (Hoài Đức, Hà Nội) phải đưa con 4 tuổi đi khám da liễu vì con bị ngứa ngáy, da khô nứt nẻ rất khó chịu. Theo chia sẻ của người mẹ này, ngoài việc tắm nước nóng, mùa đông con chị rất lười uống nước, đặc biệt là cháu cự tuyệt với một số loại rau, nhất là các món rau luộc.

Ăn thiếu rau xanh, uống ít nước... có thể khiến da trẻ khô và nứt nẻ trong mùa lạnh. (Ảnh minh hoạ)

Ăn thiếu rau xanh, uống ít nước... có thể khiến da trẻ khô và nứt nẻ trong mùa lạnh. (Ảnh minh hoạ)

Thấy con lười ăn rau, nhưng lại ăn nhiều các thực phẩm khác như thịt, cá, trứng, khẩu phần cơm cũng ăn tăng hơn nên chị không để ý. Khi đi khám, chị Lan Anh khá bất ngờ khi nghe bác sĩ tư vấn, việc ăn ít hoặc thiếu rau, lười uống nước cũng làm tăng tình trạng khô nẻ da ở trẻ. Ngoài ra, việc ăn ít rau kéo dài còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe trẻ đặc biệt là vấn đề tiêu hóa, chuyển hoá.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Hồng - giảng viên Bộ môn Nhi, trường Đại học Y Hà Nội, kiêm Phó trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, mùa đông thời tiết lạnh và hanh khô nên việc da mặt trẻ bị khô là khó tránh khỏi.

“Để cải thiện tình trạng này, ngoài bảo vệ trẻ khi ra ngoài trời lạnh, cần thực hiện thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý... Các mẹ cần chú ý lựa chọn, sử dụng các loại thực phẩm, nước uống, rau xanh, trái cây bổ sung lượng vitamin và khoáng chất dồi dào để khắc phục tình trạng da khô nứt nẻ trong mùa đông. Theo khuyến cáo, trẻ cần được ăn từ 1-3 khẩu phần rau mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ”, bác sĩ Hồng tư vấn.

“Kiềng 3 chân” từ thực phẩm để giúp trẻ hạn chế khô da mùa đông

Theo bác sĩ Hồng, để tránh tình trạng khô nẻ da trong mùa đông, phụ huynh cần chú ý đến các vấn đề dinh dưỡng sau:

- Nên bổ sung những thực phẩm có nhiều vitamin A trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ như: sữa, lòng đỏ trứng, gan động vật, các loại quả có màu da cam, rau có màu xanh thẫm… Nhiều nghiên cứu cho thấy khi cơ thể thiếu hụt vitamin A thì bề mặt da sẽ trở nên khô ráp, bong tróc và ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng tăng trưởng của trẻ.

Bổ sung vitamin vào mùa đông vô cùng quan trọng để tăng sức đề kháng, bảo vệ làn da cho trẻ.

Bổ sung vitamin vào mùa đông vô cùng quan trọng để tăng sức đề kháng, bảo vệ làn da cho trẻ.

- Bổ sung đầy đủ các loại rau, quả chứa hàm lượng vitamin C cao như: cam, quýt, bưởi, xoài, dưa hấu, cà chua, súp lơ, rau xanh... Các mẹ cần biết rằng, vitamin C có mối quan hệ cực kỳ quan trọng với việc làm lành vết nứt của da nối, liền các mạch máu nhỏ.

Ngoài ra, vai trò quan trọng của vitamin C phải kể đến là tham gia trực tiếp vào quá trình sản sinh collagen tự nhiên của cơ thể. Collagen đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành mạng lưới giữ nước làm ẩm từ sâu bên trong cho da. Vì vậy, các mẹ đừng bỏ quên bổ sung những thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày của trẻ.

- Ngoài việc bổ sung các loại rau, củ và trái cây thì việc cung cấp nước thường xuyên và đầy đủ cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh cũng vô cùng quan trọng. Nhu cầu nước mà cơ thể trẻ cần vào mùa đông không kém gì so với mùa hè.

Việc cơ thể được cung cấp đầy đủ nước sẽ giúp duy trì cân bằng độ ẩm cần thiết cho da. Nước còn giúp da khoẻ mạnh và có khả năng “tự vệ” trước tác động xấu của môi trường. Vì thế, hãy tập cho trẻ thói quen uống nước đều đặn kể cả lúc trẻ không cảm thấy khát nước.

Hãy cho trẻ uống đủ nước và uống ngay cả khi không cảm thấy khát.

Hãy cho trẻ uống đủ nước và uống ngay cả khi không cảm thấy khát.

Làm sao để trẻ không “sợ” ăn rau?

Để trẻ có thể ăn được nhiều rau, tiến sĩ Thúy Hồng khuyên các bậc phụ huynh nên tập thói quen cho trẻ ăn rau xanh và trái cây ngay từ khi bắt đầu ăn dặm để trẻ quen dần mùi vị. Các loại rau xanh và trái cây có thể dùng cho trẻ là rau cải mầm, súp lơ, chuối, cam, nho, táo, cam, bưởi... chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Ngoài ra, nên đa dạng hoá các loại thực phẩm trong các bữa ăn của trẻ. Thức ăn cho trẻ thay đổi giữa các bữa trong ngày và các ngày trong tuần để kích thích vị giác của trẻ và không làm cho trẻ bị ngán hoặc sợ thức ăn.

Mùa đông ngứa ngáy cào xước da, dễ nhiễm khuẩn: Chuyên gia chỉ 6 cách đơn giản để hết ngứa
Tình trạng ngứa ngáy vào mùa đông rất hay gặp ở nhiều người, nếu cố gãi mạnh làm xước da thì nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn là rất lớn.

Dị ứng da

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe mùa đông