Các bé gái sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên, nếu các tháng tiếp theo thường xuyên bị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, thời gian dài không sạch kinh nguyệt... cha mẹ cần phải chú ý đưa trẻ đi khám, có thể tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm.
Các cô gái nhất định sẽ không quên sự hoang mang, lúng túng khi lần đầu tiên đến kỳ kinh nguyệt. Sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên, các cô bé có thể trải qua thời kỳ kinh nguyệt không đều, lượng kinh nguyệt lúc nhiều lúc ít và thời kỳ đau bụng kinh. Hầu hết thời gian, những trường hợp này đều là giai đoạn chuyển tiếp sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu nó xảy ra lặp đi lặp lại, có thể ẩn giấu một số những tổn thương, cần phải đến bệnh viện kiểm tra loại trừ một số bệnh dị tật bẩm sinh.
Tiểu Mộng thường xuyên bị đau bụng kinh (Ảnh minh họa)
Cách đây 10 ngày, Khoa phụ khoa trẻ em và vị thành niên trực thuộc Bệnh viện Nhi của Đại học Y khoa Chiết Giang đã tiếp nhận một bé gái 12 tuổi tên Tiểu Mộng. Năm ngoái, cô bé đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên khi đang ở trong lớp học. Sau đó, mỗi tháng đến kỳ kinh nguyệt cô bé đều bị đau bụng, còn kèm theo kinh nguyệt kéo dài.
Mẹ của Tiểu Mộng nói với con gái: Tình trạng này là dấu hiệu bình thường, sau này sẽ dần cải thiện. Tiểu Mộng là cô bé hiểu chuyện nên khi nghe mẹ nói cũng yên tâm hơn, do đó mỗi kỳ kinh nguyệt đến, cô bé đều cố gắng chịu đựng các cơn đau bụng. Vì cho rằng, tình trạng của con gái là hiện tượng bình thường nên mẹ Tiểu Mộng chỉ nấu một chút trà gừng mỗi tháng cho con gái uống để giảm tình trạng đau bụng và khuyên Tiểu Mộng không được ăn đồ lạnh, cố gắng giữ ấm cơ thể, chứ không đưa Tiểu Mộng đến bệnh viện khám.
Ba tháng gần đây, biểu hiện đau bụng kinh của Tiểu Mộng ngày càng nghiêm trọng, kinh nguyệt kéo dài tận 20 ngày không sạch. Lúc này, mẹ mới đưa Tiểu Mộng đến bệnh viện địa phương điều trị, nhưng sau điều trị nhiều lần đều không thấy hiệu quả.
Kinh nguyệt của Tiểu Mộng kéo dài 20 ngày không sạch
Cuối cùng, mẹ đưa Tiểu Mộng đến Khoa phụ khoa trẻ em và vị thành niên trực thuộc Bệnh viện Nhi của Đại học Y khoa Chiết Giang. Bác sĩ Trưởng khoa Tôn Lý Dĩnh, đã tiến hành kiểm tra phụ khoa chi tiết. Siêu âm B và kiểm tra MRI vùng chậu cho thấy, trong cơ thể Tiểu Mộng có 2 tử cung, cổ tử cung đôi, vách ngăn âm đạo, máu tích tụ ở ống dẫn trứng phải và trong âm đạo phải, lạc nội mạc tử cung và thiếu thận phải.
Sau kỳ kinh nguyệt đầu tiên, máu kinh nguyệt của một năm được tích lũy trong âm đạo và ống dẫn trứng
Bác sĩ Tôn Lý Dĩnh cho biết, Tiểu Mộng bị hội chứng vách ngăn âm đạo, đây là một dị tật bộ phận sinh dục hiếm gặp với tỷ lệ toàn cầu chỉ 0,1 đến 3,8%. Trong giai đoạn đầu của phôi, đường sinh sản nữ là một ống có hai bên đối xứng nhau. Từ 6 tuần đến 12 tuần, đường sinh dục trải qua một loạt các bước như hợp nhất giữa và thu nhận vách ngăn, và cuối cùng ở đường trung tuyến tạo thành một tử cung, cổ tử cung và âm đạo.
Cấu tạo bộ phận sinh dục bình thường
Ở giai đoạn này, nếu một số yếu tố cản trở quá trình trên, nó có thể dẫn đến các mức độ khác nhau của tử cung đôi, cổ tử cung kép và biến dạng âm đạo. Cụ thể với Tiểu Mộng, hai cổ tử cung của cô bé gắn liền với một bên của thành âm đạo, tạo thành một "khoang sau" giữa mặt sau của vách ngăn và cổ tử cung.
Một tử cung hoạt động bình thường, và máu kinh nguyệt chảy bình thường, nhưng máu kinh nguyệt của tử cung còn lại chảy vào "khoang sau" và không thể bài tiết ra ngoài một cách bình thường, vì vậy mới dẫn đến tích tụ máu trong ống dẫn trứng và âm đạo, ống dẫn trứng của Tiểu Mộng đã mở rộng thành một quả cầu có đường kính 3-4 cm.
Kinh nguyệt bất thường trong thời niên thiếu không kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất cho loại bệnh này. Các chuyên gia của Bệnh viện Nhi đã phẫu thuật cho Tiểu Mộng. Vách ngăn âm đạo của Tiểu Mộng đã được cắt bỏ, máu tích tụ trong âm đạo cũng được lấy ra ngoài. Ca phẫu thuật diễn ra rất suôn sẻ và Tiểu Mộng đã hồi phục tốt sau ca phẫu thuật.
Trẻ có các dấu hiệu thường xuyên đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài, người lớn nên đưa trẻ đi khám
Đối với các cô gái vị thành niên, các biểu hiện chính của hội chứng vách ngăn âm đạo là đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, nhỏ giọt không sạch, có thể đi kèm với chất bài tiết lẫn máu. Bác sĩ Tôn Lý Dĩnh nói rằng, một số bác sĩ lâm sàng không đủ hiểu biết về hội chứng vách ngăn âm đạo, do đó chẩn đoán sai, và trì hoãn thời gian điều trị nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai. Nếu cha mẹ thấy rằng đứa trẻ có các triệu chứng trên, phải đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời để loại bỏ các bệnh có liên quan và điều trị chúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.