Khi phát hiện ung thư, nhiều người từ bỏ thịt lợn, thịt đỏ vì cho rằng chúng "nuôi" tế bào ung thư. Điều này là đúng hay sai?
Gần đây, nhiều bệnh nhân ung thư thường đặt câu hỏi: Có nên kiêng thịt lợn? Họ tin rằng thịt lợn có thể đẩy nhanh sự lây lan của tế bào ung thư.
Quả thật trong thực tế, việc điều trị ung thư không chỉ dựa vào thuốc và phẫu thuật mà chế độ ăn uống hàng ngày cũng có thể đóng một vai trò rất lớn. Tuy nhiên, quan điểm về việc sử dụng thực phẩm trong thời gian trị bệnh khá mâu thuẫn: Một số người cho rằng nên tránh một số loại thực phẩm nhất định, trong khi những người khác tin chỉ cần ăn uống đầy đủ và bổ dưỡng thì họ có thể chống lại bệnh ung thư.
Thịt lợn có tốt cho người bị ung thư? (Ảnh minh họa).
Thịt lợn là nguồn cung cấp CoQ10, niacin (B3), thiamin (B1), vitamin B6 (pyridoxine) và vitamin B12 cũng như selen và kẽm. Tuy nhiên, mỡ lợn có hàm lượng axit béo bão hòa và cholesterol cao. Chế độ ăn nhiều thịt lợn có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư thực quản, tuyến giáp, phổi, tuyến tụy, gan, bàng quang, đại tràng và tuyến tiền liệt cao hơn các loại ung thư khác.
Một nghiên cứu nhỏ của Brazil đã phát hiện ra rằng nguy cơ ung thư vú cao hơn đáng kể đối với những phụ nữ thường xuyên tiêu thụ mỡ lợn và thịt lợn. Một chế độ ăn nhiều mỡ lợn đã được chứng minh là làm tăng tỷ lệ mắc và kích thước khối u vú ở mô hình chuột mắc ung thư vú.
Do đó, theo các bác sĩ chuyên điều trị ung thư, 4 nhóm thực phẩm sau nên hạn chế ăn khi mắc bệnh:
1. Thịt lợn
Một nữ bệnh nhân trung niên bị ung thư vú. Trong kế hoạch điều trị, cô được khuyên nên ăn ít thịt lợn, đặc biệt là những phần thịt lợn đỏ. Chúng ta biết rằng bản thân thịt lợn rất giàu phức hợp protein và vitamin B nhưng nó cũng có thể làm tăng gánh nặng cho cơ thể, đặc biệt là những bộ phận có hàm lượng chất béo cao hơn.
Một số chất trong thịt lợn, đặc biệt là mỡ lợn, có thể giải phóng một số chất gây ung thư trong quá trình trao đổi chất. Nghiên cứu y khoa chỉ ra, thịt lợn cũng như nhiều thịt đỏ khác, chứa các hợp chất có thể làm tăng tình trạng viêm và thúc đẩy hình thành tế bào ung thư. Người bệnh nên giới hạn chế ăn dưới 500g thịt đỏ một tuần (khoảng 70g mỗi ngày) và hạn chế thịt chế biến sẵn. Loại thịt này chứa các hợp chất có thể làm tăng tình trạng viêm và thúc đẩy hình thành tế bào ung thư.
Mặc dù một lượng thịt lợn vừa phải có thể không gây hại ngay lập tức cho cơ thể, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều thịt lợn trong thời gian dài, đặc biệt là các phần mỡ, có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh của bệnh nhân ung thư.
2. Đồ ăn ngâm/muối
Vào mùa đông, đồ muối chua đã trở thành món ăn phổ biến trên bàn ăn của nhiều người. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân ung thư, việc tiêu thụ đồ muối chua lại là mối nguy hiểm tiềm ẩn. Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ lâu dài các thực phẩm bảo quản, đặc biệt là đồ muối chua, ngâm mặn... làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa.
Bác sĩ từng chỉ ra trường hợp một bệnh nhân ung thư ruột mà tình trạng không cải thiện đáng kể trong một thời gian dài. Sau khi tìm hiểu chi tiết, bác sĩ thấy rằng thực phẩm muối chua chiếm tỷ lệ lớn trong thói quen ăn uống của cô, đặc biệt là vào mùa đông lạnh giá, ví dụ như thịt xông khói, quả ô liu muối... Bác sĩ khuyên cô nên từ bỏ thói quen này và giảm ăn đồ muối chua, mặn...
3. Đồ chiên rán
Đồ chiên là một trong những món ăn phổ biến trong đồ ăn nhanh. Nhiều người thích ăn gà rán, khoai tây chiên và các món chiên khác để tăng lượng calo và năng lượng. Tuy nhiên, các món này đơn giản là "kẻ giết chết sức khỏe". Acrylamide được sản xuất bởi thực phẩm chiên ở nhiệt độ cao sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày và đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh ung thư, việc tiêu thụ quá nhiều sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Một bệnh nhân ung thư dạ dày thuộc bệnh viện Ung bướu Đài Loan cho biết, anh đã quen với việc ăn đồ chiên từ lâu. Anh nhận thấy đồ chiên có hương vị thơm ngon và nhiều calo, trong khi không nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe do những món ăn đó gây ra.
Trong quá trình điều trị, tình trạng của anh không cải thiện hiệu quả, cho đến khi anh được nhắc nhở rằng đồ ăn chiên rán có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Tránh tối đa các loại chiên rán, ngâm muối... (Ảnh minh họa).
4. Các món từ đường tinh chế
Các món tráng miệng, kẹo, bánh ngọt và các loại thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế khác, thường trở thành món ngon trên bàn ăn trong các lễ hội, các dịp tụ họp. Tuy nhiên, cần nhớ, Insulin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tế bào ung thư và việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể khuyến khích tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
Một trong những bệnh nhân ung thư vú tại viện Đài Bắc thường ăn nhiều món tráng miệng và kẹo trong quá trình điều trị. Cô cảm thấy những thực phẩm này có thể cung cấp đủ năng lượng nhưng không nhận ra rằng thực phẩm có đường tinh luyện có hại cho tế bào ung thư.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân ung thư tiêu thụ quá nhiều đường có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào ung thư và khiến chúng hoạt động mạnh hơn, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Vì vậy, bệnh nhân ung thư nên đặc biệt chú ý giảm lượng đường tinh luyện và lựa chọn thực phẩm ít đường, nhiều chất xơ để giúp duy trì ổn định lượng đường trong máu.
Dù không có thực phẩm nào có thể trực tiếp chữa khỏi ung thư nhưng việc tăng cường miễn dịch thông qua chế độ ăn uống hợp lý có thể làm giảm đáng kể tác dụng phụ của việc điều trị ung thư. Một số thực phẩm tốt cho quá trình điều trị bệnh bao gồm:
- Ngoài nấm linh chi, chất polyphenol trong trà xanh cũng là chất tăng cường miễn dịch rất có lợi và thường được khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư.
- Nên chia các bữa ăn thành 5-6 bữa một ngày và tăng dần lượng thức ăn nạp vào, thay vì chỉ ép mình ăn đủ ba bữa. Quan sát kỹ càng cho thấy phương pháp “chia bữa” này giúp bệnh nhân duy trì được thể lực tương đối ổn định trong quá trình điều trị, cân nặng hồi phục dần.