Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì?

Ngày 23/03/2020 06:00 AM (GMT+7)

Sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì là điều mà rất nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Bởi lẽ chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc điều trị và khỏi bệnh.

Sỏi thận là dạng kết tinh của những khoáng chất và muối trong cơ thể con người. Có 4 nhóm sỏi thận chính bao gồm: Sỏi canxi, sỏi uric, sỏi Struvite và sỏi Cystin. Tùy thuộc vào đối tượng nào mắc loại sỏi nào mà chúng ta sẽ có chế độ ăn uống và cách điều trị bệnh cho hợp lý.

Bệnh sỏi thận nên ăn, uống gì?

1. Uống nhiều nước

Các loại chất lỏng, các loại nước đặc biệt là nước lọc và thực phẩm chứa nhiều nước được đề nghị sử dụng cho người bị mắc bệnh sỏi thận. Bởi lẽ nước sẽ góp phần hòa tan được hết các khoáng chất và cặn bã tích tụ trong cơ thể để có thể thải ra ngoài dễ dàng thông qua hệ thống bài tiết.

Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần mỗi ngày sẽ giảm bớt nguy cơ bệnh sỏi thận, giảm thiểu tác hại của sỏi thận đang gây ra lên cơ thể. Những viên sỏi thận có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng bị bào mòn và biến mất. Hãy luôn duy trì uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày các bạn nhé.

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? - 1

Bị sỏi thận nên uống nhiều nước

2. Thực phẩm giàu canxi

Nhiều người cho rằng canxi đóng vai trò hình thành nên sỏi thận nên cần giảm lượng canxi đưa vào cơ thể. Điều này là không đúng, nếu như bạn đưa vào lượng canxi phù hợp với nhu cầu của cơ thể, từ đó sẽ giúp giảm đi lượng oxalate trong cơ thể đóng vai trò tạo nên sỏi thận. Chuyên gia khuyến nghị bạn nên sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi và tốt cho sức khỏe như: phomai, đậu phụ, sữa chua, các loại hạt,...

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? - 2

Nên bổ sung đầy đủ canxi kể cả khi bị sỏi thận

3. Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ nhiều canxi hơn và giúp xương luôn chắc khỏe. Khi cơ thể có đầy đủ lượng canxi cần thiết thì lượng oxalate trong nước tiểu sẽ giảm xuống. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cho bạn. Thực phẩm giàu vitamin D có thể tìm thấy trong: Các loại cá biển, lòng đỏ trứng gà, sữa,...

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? - 3

Thực phẩm giàu vitamin D rất cần cho người bị sỏi thận

4. Thực phẩm có họ với cam và quýt

Những loại trái cây có múi và có họ với cam và quýt có thể giúp cơ thể phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả. Bởi các loại trái cây đó đều chứa chất citrate tự nhiên, đây là chất có khả năng hòa tan được những chất cấu thành nên sỏi thận trong cơ thể.

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? - 4

Trái cây có múi có lợi cho người bị sỏi thận

5. Thực phẩm giàu vitamin A

Những thực phẩm giàu vitamin A có khả năng giảm thiểu sự kết tủa gốc oxalate cấu thành nên sỏi thận trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin A còn giúp cơ thể điều hòa được lượng nước tiểu thải ra, ngăn ngừa nguy cơ hình thành nên sỏi thận. Bạn có thể tìm thấy vitamin A trong: Cà rốt, rau diếp cá, khoai lang, ớt, trái cây có màu đỏ,...

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? - 5

Thực phẩm giàu vitamin A giúp giảm gốc oxalate tự nhiên

6. Thực phẩm giàu chất xơ

Các loại rau xanh và ngũ cốc nói chung rất giàu chất xơ, có thể giúp cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Từ đó giảm thiểu sự vất vả cho hệ tiêu hóa và bài tiết, ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi thận trong cơ thể. Vậy sỏi thận nên ăn rau gì?, bạn có thể ăn các loại rau giàu chất xơ như: Cần tây, bắp cải, bông cải, atiso, ớt chuông,...

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? - 6

Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bị sỏi thận

Bị sỏi thận uống gì hết bệnh?

Ngoài việc sỏi thận nên ăn gì, bên cạnh nước lọc, khi bị sỏi thận người bệnh có thể uống những loại nước sau đây nhằm giảm thiểu tình trạng bệnh:

Trà thảo mộc: Các loại trà thảo mộc như húng quế hoặc gừng sẽ giúp thanh lọc cơ thể và đào thải được hết các độc tố dễ dàng.

Nước ép lựu: Nước ép lựu có khả năng chống oxy hóa rất tốt. Ngoài ra nước ép lựu có thể làm giảm lượng axit trong nước tiểu, từ đó ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

Nước ép hoặc rượu giấm táo: Acid citric có trong nước ép hoặc rượu táo có thể giúp hòa tan sỏi thận trong cơ thể.

Nước ép húng quế: Húng quế có khả năng giúp cơ thể đào thải sỏi thận một cách tự nhiên mà không hề có hại.

Nước chanh kết hợp dầu oliu: Acid citric trong chanh giúp hòa tan sỏi thận, còn dầu oliu tăng sự bôi trơn để kích thích đào thải sỏi thận một cách dễ dàng.

Nước ép dứa: Nước ép từ dứa có thể hòa tan sỏi thận một cách dễ dàng. Tuy nhiên vitamin C trong dứa khá cao, vậy nên bạn cần sử dụng thận trọng kẻo tránh gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? - 7

Nước ép lựu cực tốt cho người bị sỏi thận

Bệnh sỏi thận kiêng ăn gì?

Khi bị bệnh sỏi thận, người bệnh cần tránh ăn những loại thực phẩm sau đây:

1. Đồ ăn nhiều muối

Việc nạp quá nhiều muối cho cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ hình thành nên oxalate trong cơ thể và tạo ra sỏi thận. Do vậy người bệnh cần cắt giảm tối đa lượng muối đưa vào cơ thể. Với một người khỏe mạnh, lượng muối đưa vào cơ thể không bao giờ được vượt quá 3g.

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? - 8

Cần giảm lượng muối đưa vào cơ thể khi mắc bệnh

2. Socola

Socola và các thành phần liên quan đều có khả năng gia tăng gốc oxalate trong cơ thể và hình thành nên sỏi thận. Do đó mà người bệnh cần tránh ăn socola và các thực phẩm liên quan tới socola trong quá trình chữa bệnh.

3. Các loại rau giàu oxalate

Một số loại rau như rau bina, củ cải đường rất giàu gốc oxalate, do đó người bệnh sỏi thận cần tuyệt đối kiêng ăn những loại rau này để đảm bảo sức khỏe.

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? - 9

Rau bina làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận

4. Đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ

Các loại đồ ăn nhanh hoặc đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ làm tăng gánh nặng lên gan, thận, khiến chúng làm việc vất vả hơn để đào thải. Ngoài ra đồ ăn nhanh chứa nhiều muối và các hóa chất đóng vai trò hình thành nên sỏi thận.

5. Đồ ngọt, đường

Trong các loại bánh kẹo hoặc trái cây chứa nhiều đường đa phần là fructose hoặc sucrose. Đây là những loại đường có khả năng khiến sỏi thận hình thành dễ dàng hơn. 

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì? - 10

Cần giảm lượng đường đưa vào cơ thể khi mắc bệnh

6. Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích

Các chất độc hại tới từ rượu bia, thuốc lá hoặc chất kích thích khiến cơ thể suy nhược, gan thận làm việc kém hiệu quả và khiến tăng nguy cơ hình thành nên sỏi thận.

7. Thực phẩm nhiều đạm

Các loại thịt, rau củ quả giàu đạm làm tăng nguy cơ tích tụ uric trong máu. Lượng uric trong máu gia tăng sẽ khiến bạn bị bệnh gout và hình thành nên sỏi uric nguy hại cho sức khỏe.

8. Thực phẩm nhiều kali

Các loại thực phẩm giàu kali như khoai tây, chuối, bơ cần hạn chế ăn khi bạn đang mắc sỏi thận. Bởi lượng kali tăng cao trong máu sẽ khiến thận gặp áp lực nhiều hơn. Từ đó giảm khả năng đào thải sỏi ra khỏi cơ thể.

Những dấu hiệu, triệu chứng sỏi thận ở nam và nữ mà bạn nên biết
Đau vùng thắt lưng, đi tiểu khó, tiểu ra máu và đau rát là một số triệu chứng sỏi thận thường gặp ở cả nam và nữ. Nếu không sớm điều trị, bệnh sẽ gây...

Theo PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh thận