Đau vùng thắt lưng, đi tiểu khó, tiểu ra máu và đau rát là một số triệu chứng sỏi thận thường gặp ở cả nam và nữ. Nếu không sớm điều trị, bệnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm tới sức khỏe.
Sỏi thận hay sạn thận, là một khối chất rắn đọng lại ở thận được cấu thành nên từ những khoáng chất trong cơ thể. Đây là căn bệnh khá phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Sỏi thận có thể phát triển ở bất cứ nơi nào kéo dài từ đường tiết niệu cho đến bàng quang.
Hình ảnh của sỏi thận
Một số loại sỏi thận thường gặp
Sỏi canxi: Là loại sỏi phổ biến nhất, cấu thành từ canxi oxalate. Bạn bị mắc loại sỏi này do ăn quá nhiều thức ăn có chứa gốc oxalate như socola, khoai tây, đậu phộng,...
Sỏi uric: Loại sỏi này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới, do nam giới thường có xu hướng uống rượu bia, ăn nhiều loại thịt hơn so với nữ. Chế độ ăn giàu purin có thể khiến tăng nồng độ axit trong nước tiểu và gây bệnh.
Sỏi Struvite: Loại sỏi tìm thấy phổ biến ở nữ giới khi họ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Sỏi Cystin: Đây là loại sỏi hiếm gặp, chỉ xảy ra khi cơ thể gặp vấn đề về rối loạn di truyền Cystin niệu - một loại axit xuất hiện tự nhiên trong cơ thể và rò rỉ xuống thận.
Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận
- Uống nước không đầy đủ cho cơ thể
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học
- Nước tiểu không thể thoát ra hết khỏi cơ thể
- Mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc u xơ bàng quang
- Nhiễm trùng đường tiết niệu, vùng kín
- Nằm quá nhiều, ít vận động trong thời gian dài
Uống nước không đầy đủ làm tăng nguy cơ sỏi thận
Triệu chứng, dấu hiệu bệnh sỏi thận ở nữ là gì?
Nữ giới là đối tượng dễ mắc sỏi canxi và sỏi Struvite hơn là nam giới. Các triệu chứng sỏi thận điển hình thường gặp phải ở nữ giới bao gồm:
1. Đau tức vùng lưng
Đây là triệu chứng sỏi thận điển hình thường gặp ở cả nam và nữ. Những cơn đau xuất hiện do sự cọ xát hoặc ứ đọng nước tiểu. Cơn đau có thể lan rộng ra mạn sườn, thậm chí là cả hai bên đùi.
2. Đau rát mỗi khi đi tiểu
Sỏi thận có thể xuất hiện dọc theo đường tiết niệu, điều này sẽ gây ra sự đau rát mỗi khi đi tiểu. Sỏi tăng lên về kích thước có thể khiến đường tiết niệu bị tổn thương, gây ra đi tiểu lẫn máu.
Đau rát mỗi khi đi tiểu là triệu chứng sỏi thận điển hình
3. Đi tiểu dắt, són
Tình trạng này xảy ra khi mà sỏi thận xuất hiện trong bàng quang hoặc niệu đạo. Từ đó khiến nước tiểu không được thải nhanh chóng mà cứ từng chút một. Người bệnh sẽ rất hay buồn đi tiểu nếu gặp tình trạng này.
4. Cảm thấy buồn nôn, khó chịu
Sỏi thận xuất hiện sẽ gây ra những ảnh hưởng trong hệ tiêu hóa và bài tiết. Các chất độc và cặn bã không được đào thải hết ra khỏi cơ thể gây nên tình trạng buồn nôn, khó chịu.
5. Bị sốt, cơ thể ớn lạnh
Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra bệnh sỏi thận, cơ thể sẽ có cảm giác ớn lạnh, thậm chí bị sốt vừa cho đến sốt cao.
6. Nước tiểu có lẫn máu, đục màu
Nước tiểu có lẫn máu hoặc có màu đục là triệu chứng sỏi thận điển hình thường gặp. Khi này sỏi thận đã nằm trong đường tiết niệu gây tắc nghẽn, chảy máu mỗi khi đi tiểu.
Triệu chứng sỏi thận ở nam giới
Nam giới là đối tượng sử dụng nhiều rượu bia, ăn nhiều thịt hơn so với nữ. Chính vì điều đó mà nam giới dễ dàng bị mắc sỏi canxi hoặc sỏi uric cao hơn so với nữ giới. Một số triệu chứng sỏi thận điển hình ở nam giới bao gồm:
1. Đau rát dương vật
Điều này xảy ra khi mà nam giới đi tiểu cảm thấy đau rát, chứng tỏ cơ thể đã mắc phải sỏi thận hoặc viêm nhiễm đường tiết niệu. Sỏi sẽ di chuyển dọc theo đường tiết niệu và gây đau tại dương vật.
2. Đi tiểu ra máu
Sỏi thận nằm trong niệu đạo hoàn toàn có thể gây ra chảy máu mỗi khi đi tiểu. Nước tiểu sẽ có màu từ nhạt đến đậm tùy thuộc kích thước viên sỏi đến đâu.
3. Đau lưng, đau mạn sườn
Triệu chứng sỏi thận điển hình thường gặp ở cả nam và nữ, chứng tỏ sỏi thận đã hình thành tại bàng quang, niệu đạo gây ra đau vùng lưng và mạn sườn.
Đau mạn sườn cảnh báo nguy cơ sỏi thận
4. Sốt cao, người ớn lạnh
Viêm nhiễm đường tiết niệu, niệu đạo lâu ngày có thể gây ra tình trạng sốt cao, ớn lạnh toàn thân cho người mắc bệnh sỏi thận.
5. Buồn nôn, khó chịu
Cơ thể cảm thấy khó chịu, luôn trong trạng thái buồn nôn là do chất độc, cặn bã không được đào thải khỏi cơ thể mà bị ứ đọng lại do bị sỏi thận.
6. Tiểu nhiều, tiểu dắt
Điều này chứng tỏ sỏi thận đã xuất hiện trong bàng quang hoặc niệu đạo gây cản trở việc lưu thông nước tiểu và đào thải ra ngoài. Từ đó gây ra tình trạng tiểu dắt, tiểu són, đi tiểu nhiều ở nam giới.
Sỏi thận có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không?
Sỏi thận nếu như ở mức độ nhẹ thì có thể được cơ thể thải ra khỏi dễ dàng thông qua đường bài tiết, hoặc quá trình bào mòn dần dần. Tuy nhiên sỏi có thể gia tăng kích thước đáng kể và gây nhiều ảnh hưởng lớn hơn cho cơ thể. Khi này các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều hơn, gây nhiều biến chứng hơn.
Một số biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị sỏi thận kịp thời:
Tắc nghẽn niệu quản, đường tiết niệu: Viên sỏi thận có kích thước lớn có thể gây ra sự tắc nghẽn nghiêm trọng đường tiết niệu. Từ đó sẽ có cảm giác đau rát, chảy máu mỗi khi đi tiểu.
Viêm đường tiết niệu: Khi sự tắc nghẽn diễn ra trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu. Khi đó cơ thể sẽ rơi vào tình trạng sốt cao, ớn lạnh.
Suy thận: Sỏi thận không được điều trị khiến cơ thể suy nhược, chức năng làm việc của thận bị suy thận khiến cho nguy cơ xảy ra suy thận là rất cao.
Bệnh sỏi thận hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để không gây tổn hại tới thận. Phương pháp chủ yếu để điều trị sỏi thận hiện nay vẫn là phẫu thuật để lấy hết sỏi ra khỏi cơ thể. Đối với sỏi thận có kích thước bé thì có thể điều trị bằng thuốc để bào mòn dần dần.
Bệnh sỏi thận kiêng ăn gì?
Khi bị bệnh sỏi thận cần kiêng những thứ sau:
- Tránh xa rượu bia, chất kích thích
- Tránh xa thực phẩm giàu gốc oxalate như socola, đậu phộng
- Tránh xa các thực phẩm nhiều canxi
- Không nên ăn nhiều muối, đồ ăn quá mặn
- Tránh xa thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào, giàu cholesterol
- Tránh xa thực phẩm giàu đạm vì có thể làm tăng uric trong máu
- Không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn
Bệnh sỏi thận nên kiêng muối
Phòng ngừa, điều trị các triệu chứng sỏi thận
Nên uống đủ nước cho cơ thể hàng ngày để giúp hòa tan các chất độc, chất cặn bã. Từ đó có thể đào thải chúng ra khỏi cơ thể hoàn toàn.
Ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ và vitamin để giúp tăng sức đề kháng, giảm tình trạng viêm nhiễm gây ra tình trạng sỏi thận.
Hạn chế những thực phẩm giàu gốc oxalate và uric như đã nói ở trên nhằm tránh nguy cơ tạo sỏi trong cơ thể.
Thường xuyên đi khám, xét nghiệm cơ thể để có thể phát hiện sớm được bệnh sỏi thận và có biện pháp điều trị kịp thời.
Có thể thực hiện mổ nội soi hoặc điều trị bằng thuốc tùy thuộc vào tình trạng sỏi thận đang gặp phải.
Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để tăng thêm lượng nước đưa vào cơ thể mỗi ngày. Từ đó giúp phòng ngừa bệnh sỏi thận.