Cà rốt nếu ăn quá nhiều có thể dẫn tới những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, mọi người cần phải chú ý.
Tất cả chúng ta đều biết rằng nên bổ sung nhiều trái cây và rau vào chế độ ăn uống của mình. Cà rốt là loại rau củ vừa rẻ tiền lại còn tốt cho sức khỏe. Chúng là một nguồn cung cấp beta carotene, chất xơ và một số vitamin và khoáng chất thấp.
Cà rốt được cho là tốt cho thị lực của bạn, và cà rốt cũng rất thích hợp khi cho bé ăn dặm. Mặc dù thêm cà rốt vào chế độ ăn hàng ngày rất có lợi nhưng hãy cẩn thận đừng quá lạm dụng. Việc ăn quá nhiều cà rốt có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
1. Da bị chuyển màu
Da bị chuyển màu vàng (bên trái) do dư thừa carotene trong máu quá nhiều. (Ảnh minh họa)
Cà rốt là nguồn cung cấp beta carotene hàng đầu trong chế độ ăn uống. Beta carotene là một trong số ít các carotenoid mà cơ thể bạn chuyển đổi thành vitamin A , một chất dinh dưỡng bảo vệ thị lực tốt, sức khỏe mắt và khả năng miễn dịch.
Một cốc cà rốt sống cắt nhỏ cung cấp khoảng 430% giá trị vitamin A được khuyến nghị hàng ngày dựa trên chế độ ăn 2.000 calo, trong khi một cốc nước ép cà rốt 8 ounce (hơn 236ml) cung cấp nhiều hơn gấp đôi lượng đó. Ăn một lượng lớn cà rốt không có nguy cơ bị quá tải vitamin A vì cơ thể bạn chỉ chuyển hóa beta carotene khi cần thiết.
Tuy nhiên, có một lượng lớn carotene trong máu của bạn có thể gây ra chứng carotenemia hoặc da đổi màu vàng. Tình trạng này thường rõ ràng nhất trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và tai và biến mất dần dần khi thực hiện chế độ ăn ít caroten. Dù vậy bạn cũng không nên quá lo lắng bởi điều này gần như vô hại.
Trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ mắc chứng carotenemia máu cao nhất, vì cà rốt thường được xay nhuyễn và bổ sung vào thức ăn của trẻ. Dù vậy, người lớn cũng có thể gặp vấn đề này do bổ sung quá nhiều chất bổ sung beta-carotene hoặc do ăn quá nhiều cà rốt. Đại học Columbia (Mỹ) cho biết bạn phải ăn ba củ cà rốt lớn mỗi ngày để tạo ra lượng carotenemia.
Ăn quá nhiều bí đỏ cũng có thể gây ra bệnh tương tự. Giải pháp đơn giản cho tình trạng này là ngừng ăn quá nhiều cà rốt và bí đỏ, tình trạng đổi màu da của bạn sẽ biến mất, mặc dù có thể mất vài tháng.
2. Khó chịu đường tiêu hóa
Cà rốt là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào - bạn sẽ nhận được khoảng 4 gam từ một chén cà rốt sống thái nhỏ và khoảng 5 gam từ một chén cà rốt thái lát, nấu chín. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, cà rốt sống có hơn 80% chất xơ không hòa tan trong tổng lượng chất xơ của nó. Loại chất xơ này có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa hiệu quả và đường ruột đều đặn.
Tuy nhiên nếu có quá nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống cũng có thể tạm thời làm rối loạn ruột của bạn và tiêu thụ một lượng lớn chất xơ không hòa tan có thể gây ra phân lỏng cho đến khi hệ tiêu hóa của bạn thích nghi với lượng chất xơ cao hơn. Việc hấp thụ nhiều chất xơ không hòa tan cũng có thể dẫn đến táo bón nếu bạn không uống đủ nước để giúp chất xơ di chuyển qua đường ruột.
3. Có thể gây ngộ độc vitamin A
Mặc dù tình trạng ngộ độc vitamin A do ăn cà rốt rất hiếm khi xảy ra. Nhưng trong một báo cáo y tế, một cá nhân tiêu thụ quá nhiều cà rốt đã phải nhập viện vì đau bụng. Men gan của anh ấy được phát hiện đã tăng lên mức cao bất thường. Bệnh nhân được chẩn đoán là nhiễm độc vitamin A mức độ nhẹ. Mức độ vitamin A lên đến 10.000 IU được coi là an toàn nhưng nếu vượt quá mức đó đều có thể độc hại. Nửa cốc cà rốt có 459 mcg beta-carotene, khoảng 1.500 IU vitamin A.
Nhiễm độc vitamin A còn được gọi là chứng tăng sinh tố A. Các triệu chứng có thể bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, rụng tóc, mệt mỏi và chảy máu mũi.
Độc tính xảy ra do vitamin A tan trong chất béo. Bất kỳ lượng vitamin A dư thừa nào không được cơ thể yêu cầu sẽ được lưu trữ trong gan hoặc mô mỡ. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ vitamin A theo thời gian và cuối cùng gây độc.
Nhiễm độc vitamin A mãn tính có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan. Nó có thể ức chế sự hình thành xương, dẫn đến xương yếu hơn và gãy xương. Độc tính vitamin A lâu dài cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng thận.
Ăn bao nhiêu cà rốt là đủ?
Dù cà rốt ngon bổ nhưng để tránh những tác dụng phụ trên, mọi người nên kiểm soát lượng ăn. Chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30–50g cà rốt/lần.