Uống thuốc tránh thai để lùi ngày "đèn đỏ" có hiệu quả không? BS hướng dẫn cách dùng đúng

Ngày 28/07/2022 19:03 PM (GMT+7)

Vào mùa du lịch biển, nhiều chị em vì muốn tận hưởng trọn vẹn thời gian vui chơi, bơi lội nên muốn trì hoãn ngày đèn đỏ. Liệu có nên dùng thuốc tránh thai để làm chậm chu kỳ và việc này có thể gây tác dụng phụ gì không? Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung sẽ trả lời thắc mắc này.

Nghe audio
0:00
0:00
Bích Hà (hango**@gmail.com)

Chào bác sĩ,

Tôi 30 tuổi, đã có một con. Đợt này, công ty chuẩn bị đi du lịch biển, theo tính toán thì rơi trúng vào những ngày tôi sẽ có kinh nguyệt. Tôi không muốn cả năm có một kỳ nghỉ mơ ước mà phải ngồi trên bờ không được xuống nước bơi nên muốn trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt sao cho không rơi vào mấy ngày đi chơi.

Tôi nghe nhiều người mách uống thuốc tránh thai có thể giúp kinh nguyệt ra muộn hơn so với bình thường, vậy tôi có nên áp dụng không và làm như thế nào ạ? Từ trước tới giờ tôi chưa sử dụng thuốc tránh thai bao giờ. Vậy nay dùng thuốc tránh thai để hoãn kỳ kinh có gây tác dụng phụ gì không thưa bác sĩ?

Uống thuốc tránh thai để lùi ngày amp;#34;đèn đỏamp;#34; có hiệu quả không? BS hướng dẫn cách dùng đúng - 1
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung

Chào bạn, 

Làm thế nào để trì hoãn kỳ kinh? Dùng thuốc tránh thai có phải giúp kinh nguyệt ra muộn hơn so với thông thường?... Đây là những câu hỏi tôi thường xuyên nhận được trong những mùa đi biển. 

Thực tế, uống thuốc tránh thai chứa hai thành phần oestrogen và progestincó thể giúp trì hoãn hành kinh trong suốt thời gian dùng thuốc.

Khi dùng thuốc tránh thai để trì hoãn kỳ kinh nên hỏi ý kiến bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Khi dùng thuốc tránh thai để trì hoãn kỳ kinh nên hỏi ý kiến bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Kinh nguyệt bị điều khiển bởi lượng nội tiết trong cơ thể. Khi lượng nội tiết này giảm mạnh (vào cuối chu kỳ), nội mạc tử cung bong ra, gây hiện tượng chảy máu. Như vậy, về nguyên tắc, nếu những ngày cuối chu kỳ mà lượng nội tiết vẫn cao thì hiện tượng hành kinh sẽ không xảy ra. Vì thế, để trì hoãn việc ra máu khi đi du lịch, chị em có thể dùng thuốc nội tiết, giúp chu kỳ kinh nguyệt chậm lại 3-5 ngày.

Là một dạng thuốc nội tiết, thuốc tránh thai có tác dụng làm trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, cần uống thuốc muộn nhất là trước 7 ngày so với ngày hành kinh dự kiến, mỗi ngày một viên. Uống liên tục, khi ngừng thuốc 2-3 ngày thì kinh nguyệt sẽ có trở lại. Uống thuốc càng sát ngày bắt đầu chu kỳ theo dự kiến thì hiệu quả trì hoãn kỳ kinh càng thấp. Nếu đã chớm hành kinh thì uống thuốc không có tác dụng nữa.

Tránh lạm dụng thuốc tránh thai để trì hoãn kinh nguyệt thường xuyên hay kéo dài chu kỳ. Việc này có thể dẫn tới một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản như khiến hành kinh kéo dài, ra quá nhiều máu, quá sản niêm mạc tử cung...

Tốt nhất, nếu muốn sử dụng thuốc tránh thai để rời ngày “rụng dâu”, nên tư vấn ý kiến bác sĩ. Các trường hợp mắc bệnh về gan, có rối loạn đông máu, bị khối u do nội tiết hay bị cao huyết áp thì không dùng cách này.

Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

Các mỹ nhân cổ xưa làm thế nào khi đèn đỏ, lúc muốn tránh thai hoặc tăng cỡ vòng 1?
Thời cổ xưa, khi chưa có băng vệ sinh, bao cao su, giấy vệ sinh… phụ nữ đã làm như thế nào để giải quyết các vấn đề khi đến kỳ kinh, tránh thai, đi vệ sinh? Mời bạn đọc bài dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Sống khỏe

Linh Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bác sĩ Lê Thị Kim Dung