Truyền thông Hồng Kông từng đưa tin "vua sòng bạc" Hà Hồng Sân đã chi gần 46 nghìn tỷ trong suốt 11 năm để điều trị bệnh kể từ năm 2009 khi ông bị tai biến.
Ngày 26/5, "vua sòng bạc" Hà Hồng Sân đã qua đời ở Hồng Kông hưởng thọ 98 tuổi. Trước đó, truyền thông Hồng Kông đưa tin sức khỏe của Hà Hồng Sân chuyển biến xấu. Con gái Hà Siêu Quỳnh từng phủ nhận việc cha nguy kịch nhưng ba người vợ và con cái của Hà Hồng Sân luôn túc trực tại bệnh viện để theo dõi tình hình của cha.
Hà Hồng Sân sinh năm 1921, là con lai mang bốn dòng máu: Anh, Ba Tư, Do Thái và Trung Quốc, kinh doanh trong các lĩnh vực giải trí, du lịch, vận tải, bất động sản, ngân hàng, là người có tiếng nói trong giới giải trí. Ông có 4 người vợ và 17 người con trong đó có 1 người con cả đã mất.
Hà Hồng Sân qua đời ở tuổi 98.
Sức khỏe suy yếu dần sau cơn tai biến
Được biết, Hà Hồng Sân vốn đã mang bệnh từ lâu, chạy chữa nhiều năm kể từ sau khi bị tai biến vào năm 2009. Ngày 29/7/2009, Hà Hồng Sân phải phẫu thuật não sau khi ngã tại nhà của bà tư và bị thương ở đầu.
Vào thời điểm đó, có nhiều thông tin cho biết "vua sòng bạc" bị bệnh nặng, vỡ 2 mạch máu và một động mạch. Trong thời gian điều trị, Hà Hồng Sân đã trải qua 2 lần xuất huyết não. Nhiều bác sĩ đã chẩn đoán và điều trị cho ông nhưng không thể hồi phục hoàn toàn. Tháng 3/2010, Hồng Sân xuất viện.
Đầu năm 2019, do tuổi tác tăng cao, cơ thể của ông cũng dần suy yếu. Cuối năm 2019, sức khỏe của Hà Hồng Sân càng ngày càng tệ hơn, ông bị suy thận sau thời gian dài chạy thận, cộng thêm việc bị đột quỵ Parkinson khiến tim bị quá tải. Tháng 2/2019, rộ lên thông tin "vua sòng bạc" phải chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt.
Sức khỏe của Hà Hồng Sân yếu dần sau cơn tai biến năm 2009.
Mặc dù được cứu chữa nhưng thể chất của ông đã chuyển biến mạnh và tình hình ngày càng tồi tệ. Trong sáu tháng tiếp theo, ông không thể ra khỏi giường, không thể nói chuyện trôi chảy và thậm chí còn gặp khó khăn khi trò chuyện với gia đình.
Vào ngày 25/5/2020, các phương tiện truyền thông đưa tin Hà Hồng Sân đang trong tình trạng nguy kịch và bị ốm nặng. Bệnh viện đã liên tiếp thông báo cho các thành viên gia đình ở lại bệnh viện. Trưa ngày 26/5, ông qua đời.
Chi gần 4,6 nghìn tỷ trong 11 năm để chữa bệnh
Trong suốt 11 năm trị bệnh kể từ lần đầu tiên nhập viện do tai biến vào năm 2009, truyền thồng Hồng Kông nói rằng Hà Hồng Sân đã chi một số tiền rất lớn là 1,38 tỷ nhân dân tệ (gần 4,6 nghìn tỷ). Và con số khổng lồ này được giới truyền thông xác nhận do chính Hà Hồng Sân chi trả.
Dường như cơn tai biến từ năm 2009 đã tác động không nhỏ đến sức khỏe của Hà Hồng Sân nên ông đã sẵn sàng chi mạnh tay như vậy.
"Vua sòng bạc" đã chi gần 4,6 nghìn tỷ cho việc điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe trong 11 năm.
Được biết, sau khi Hà Hồng Sân nhập viện, ông đã trực tiếp đặt riêng 2 phòng bệnh riêng biệt với chi phí hàng ngày khoảng 860.000 nhân dân tệ (hơn 2 tỷ). Không chỉ vậy, ông còn thuê một đội ngũ bác sĩ hàng đầu cùng một nhóm điều dưỡng cao cấp gồm 7 người có kinh nghiệm hơn 5 năm, túc trực liên tục 24/7.
Không chỉ vậy, các thiết bị hỗ trợ được cung cấp cho điều dưỡng cũng có giá trị lên đến ít nhất 18,4 triệu nhân dân tệ (gần 60 tỷ VNĐ). Cũng vì chấn thương não trước đó nên mỗi tháng, Hà Hồng Sân sẵn sàng đổ tiền để tiêm chất dinh dưỡng cho não và các loại thuốc khác để bổ não đắt tiền. Không chỉ bảo vệ não, theo truyền thông đưa tin, Hà Hồng Sân còn chi tiền để bảo vệ não, tim, gan, lá lách, phổi và thận.
Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến hay tai biến mạch máu não (TBMMN) là hiện tượng não không được cung cấp đủ máu dẫn đến thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Nếu trong vòng vài phút, máu não không được lưu thông sẽ khiến tế bào não chết. Vùng não bị tổn thương càng rộng, mức độ tổn thương càng nặng thì di chứng để lại sẽ càng nhiều, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu điển hình của TBMMN là:
- Đi lại khó khăn;
- Thấy chóng mặt, mất cân bằng, mất định hướng;
- Nói ngọng hoặc khó nói, không nói được;
- Có thể có cảm giác lẫn lộn, không hiểu người khác nói gì;
- Yếu, tê bì vùng mặt, tay, chân (triệu chứng tê yếu có thể xuất hiện đột ngột, đặc biệt quan trọng nếu xuất hiện ở một bên cơ thể. Cố gắng giơ cao hai tay cùng lúc, nếu một tay rớt xuống, điều đó gợi ý bạn bị TBMMN);
Đôi khi, triệu chứng yếu nửa người chỉ xuất hiện kín đáo, nhưng người bệnh bị méo miệng khi cười, nói; đau đầu; có thể có buồn nôn, nhìn mờ, mất ý thức.
Các biểu hiện thường xuất hiện đột ngột. Trường hợp nặng nhất, người bệnh thở nhanh dồn dập, có cơn ngừng thở ngắn hoặc hôn mê... Có bệnh nhân không hề có biểu hiện tê hoặc đau nào mà đột ngột đi vào hôn mê.
Hà Hồng Sân cùng lúc bị suy thận, đột quỵ và bệnh Parkinson.
Các di chứng thường gặp
Phụ thuộc vào mức độ nặng của đột quỵ, nguyên nhân và tuổi bị bệnh, người bệnh có thể gặp các biến chứng khác nhau.
- Khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, liệt các dây thần kinh sọ não, tê bì cảm giác nửa người) sau đột quỵ.
- Sau đột quỵ, người bệnh có thể gặp các rối loạn về ngôn ngữ do tổn thương tại vùng não chi phối cho chức năng ngôn ngữ với biểu hiện khá đa dạng: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi... Bệnh nhân gặp khó khăn khi diễn đạt, thậm chí không nói được.
- Suy giảm nhận thức cũng là một trong những biến chứng nặng nề của đột quỵ não. Người bị rối loạn nhận thức có các biểu hiện hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân và không hiểu được lời nói của người khác...
- Người sau đột quỵ thường bị rối loạn cơ vòng khiến tiểu tiện không tự chủ.
- Người bệnh sau đột quỵ thường bị suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân và phải nhờ đến người thân, cùng với rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, khó khăn trong giao tiếp với người khác, không thể tham gia các hoạt động trước đây...