Á hậu Hồng Kông suýt làm vợ 5 của "trùm sòng bạc" cuối đời ngồi xe lăn vì điều này

Ngày 09/03/2019 00:08 AM (GMT+7)

Quảng Mỹ Vân, Á hậu Hồng Kông xinh đẹp, từng dính tin đồn là suýt trở thành vợ thứ 5 của vua sòng bạc tuy giàu có nhưng đến cuối đời phải ngồi xe lăn vì căn bệnh bất cứ ai cũng có thể mắc.

Quảng Mỹ Vân, 57 tuổi là ca sĩ, diễn viên và được mệnh danh là nàng Á hậu giàu nhất Hồng Kông. Người đẹp họ Quảng từng trải qua quãng thời gian cơ cực, nhà nghèo, mẹ mất sớm phải tự mình bươn chải.

Năm 1982, Quảng Mỹ Vân may mắn giành giải Á hậu trong cuộc thi Hoa hậu Hồng Kông. Với vóc dáng cao ráo, gương mặt khả ái cùng tài ăn nói, người đẹp 19 tuổi sau khi giành danh hiệu đã gia nhập làng giải trí với vai trò MC truyền hình. Sau đó cô lấn sang âm nhạc và nhanh chóng giành được nhiều giải thưởng uy tín.

Á hậu Hồng Kông suýt làm vợ 5 của amp;#34;trùm sòng bạcamp;#34; cuối đời ngồi xe lăn vì điều này - 1

Quảng Mỹ Vân (đứng bên trái) giành giải Á hậu.

Với đầu óc kinh doanh, Quảng Mỹ Vân tiếp tục tự mở rộng vốn liếng bao năm đi hát bằng cách đầu tư vào bất động sản sau đó là lĩnh vưc làm đẹp, trang sức. Trở thành nàng Á hậu triệu phú nhưng người đẹp họ Quảng không may mắn có được tình yêu đẹp khi từng bị bạn trai phản bội, kết hôn chưa bao lâu đã ly hôn, cô còn bị đồn là chuẩn bị làm vợ thứ 5 của trùm sòng bài Macao Hà Hồng Sâm hay là "hồ ly" cướp chồng.

Á hậu Hồng Kông suýt làm vợ 5 của amp;#34;trùm sòng bạcamp;#34; cuối đời ngồi xe lăn vì điều này - 2

Dù hưởng cuộc sống nhung lụa nhưng cuối đời, người đẹp một thời không có con hay một người đàn ông dựa bên, cô lại còn phải đấu tranh với căn bệnh thoái hóa khớp gối. Vào năm 2017, Quảng Mỹ Vân phải ngồi xe lăn vì bệnh thoái hóa đầu gối. Người đẹp ngậm ngùi chia sẻ: "Đầu gối của tôi có vấn đề. Bác sĩ khuyên tôi nên dừng vận động và tích cực điều trị".

Sau một thời gian điều trị, bệnh tình của Quảng Mỹ Vân đã có tiến triển. Á hậu Hồng Kồng không cần ngồi xe lăn nữa nhưng phải sử dụng nạng khi di chuyển.

Á hậu Hồng Kông suýt làm vợ 5 của amp;#34;trùm sòng bạcamp;#34; cuối đời ngồi xe lăn vì điều này - 3

Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là khi tình trạng lớp đệm tự nhiên giữa các khớp, sụn bị thoái hóa làm cho khả năng đệm của khớp gối giảm đi. Từ đó, khiến cho xương bị chà xát vào nhau gây đau đớn, sưng, cứng khớp và giảm khả năng vận động của đầu gối.

Những dấu hiệu khi bị thoái hóa khớp gối

1. Đau khi vận động

Bình thường đi bộ là hình thức vận động nhẹ nhàng không đau đớn. Nhưng người bị thoái hóa khớp gối khi đi bộ cũng sẽ thấy xương đầu gối bị đau hoặc cảm thấy đau khi uốn và duỗi thẳng đầu gối.

2. Sưng

Trước khi phần sụn bị mòn, đầu gối sẽ bắt đầu sưng lên trước. Do mô sụn do ma sát lẫn nhau, viêm túi hoạt dịch khớp, khiến chất lỏng tích tụ tại vị trí khớp gây sưng.

3. Cảm giác nóng trong khớp

Nóng ở đầu gối cũng là một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh và tình trạng này thể hiện rõ nhất lúc chiều tối.

Á hậu Hồng Kông suýt làm vợ 5 của amp;#34;trùm sòng bạcamp;#34; cuối đời ngồi xe lăn vì điều này - 4

Quảng Mỹ Vân phải ngồi xe lăn vì bệnh thoái hóa khớp gối.

4. Cứng khớp gối

Khi thức dậy vào buổi sáng, hoặc khi đứng, ngồi ở một vị trí trong một thời gian dài, đầu gối cảm thấy cứng. Tuy nhiên sau khi vận động nhẹ nhàng một chút, tình trạng sẽ được cải thiện hơn. 

5. Nghe thấy âm thanh ở đầu gối

Khi co chân bạn có thể nghe thấy tiếng ở đầu gối, đó là dấu hiệu mòn sụn khớp. Nếu các triệu chứng trên trở nên tồi tệ hơn ngay cả khi đứng, thêm vào đó đầu gối cũng bị sưng và bị nóng thì khả năng cao bạn bị  thoái hóa khớp.

 Làm thế nào để ngăn ngừa thoái hóa khớp gối?

Mặc dù thoái hóa khớp gối thường được cho là có liên quan đến di truyền, giới tính và tuổi tác, nhưng có thể giảm hoặc ngăn ngừa bệnh bằng cách thay đổi lối sống.

1. Cẩn thận khi lao động, làm việc

Một số chuyển động trong cuộc sống, hoặc nghề nghiệp cụ thể, có thể khiến đầu gối phải lặp đi lặp lại một động tác như đứng lên ngồi xuống để vác vật nặng. Những hành động này dễ gây sức ép trên đầu gối trong một thời gian dài. Mang miếng đệm đầu gối hoặc sử dụng các dụng cụ nâng vật nặng để có thể tránh tổn thương đầu gối.

2. Tập thể dục

Tăng cường cơ bắp đùi và đầu gối bằng cách luyện tập thể thao sẽ giúp các cơ quanh đầu gối khỏe và xương không dễ bị mòn. Ngoài ra, tập thể dục vừa phải có thể duy trì sức khỏe đầu gối và chậm cứng khớp.

3. Nghỉ ngơi

Tập thể dục rất tốt nhưng bạn không nên tập quá nhiều. Nên nghỉ ngơi vừa phải để cơ bắp và xương có thể thư giãn. Nếu khớp gối đã đỏ và sưng, cần nghỉ ngơi nhiều hơn.

4. Duy trì cân nặng

Trọng lượng quá mức làm tăng áp lực lên đầu gối, từ đó dễ làm mòn sụn nhanh chóng. Những người mắc bệnh béo phì có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp. Vì vậy duy trì cân nặng vừa phải không chỉ làm giảm trọng lượng của đầu gối, mà còn làm giảm đau ở lưng dưới.

5. Đừng ngồi xổm

Khi ngồi, hai chân dễ bị nghiêng khiến xương bánh chè bị khớp và bị dịch chuyển, từ đó khiến sụn bị mòn và đầu gối bị thoái hóa. Do đó, hạn chế ngồi xổm quá nhiều.

Bệnh thoái hóa khớp ngày càng phổ biến hơn ở những người trẻ trong những năm gần đây. Vì vậy, trước khi sụn bị mòn, hãy bảo vệ và tăng cường dây chằng, cơ khớp gối, để đầu gối của bạn không dễ bị thoái hóa sớm.

Hoa hậu sexy nhất Hồng Kông bị ném đá vì mặt xấu, sự nghiệp tiêu tan do mắc bệnh
Được đánh giá là Hoa hậu Hồng Kông tài năng nhất và vô cùng quyến rũ nhưng người đẹp Lý San San lại không may mắn khi mắc phải căn bệnh u não nguy...
Minh Thùy (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh xương khớp