Cách đây không lâu, một cặp vợ chồng đến từ Thái Châu cùng lúc phát hiện mắc ung thư đại trực tràng. Nguyên nhân đến từ việc cả hai đều có chung một thói quen ăn uống.
Cuối năm 2018, ông Chen Dabo, 74 tuổi bị đau bụng liên tục, lại có máu trong phân nên đã đi khám nội soi đại tràng. Kết quả chẩn đoán ông Chen Dabo bị ung thư đại tràng, nghi ngờ có đa chấn thương. Tuy nhiên xem xét ông Chen Dabo có tiền sử mắc bệnh rung tâm nhĩ (rung nhĩ) và tiểu đường nên các bác sĩ địa phương đề nghị ông Chen Dabo đến Bệnh viện Shao Yifu (Bệnh viên liên kết với Trường Y thuộc Đại học Chiết Giang).
Cặp vợ chồng ông Chen Dabao cùng lúc phát hiện mắc ung thư đại tràng.
Bác sĩ Zhou Wei, giám đốc khoa phẫu thuật, Bệnh viện Shao Yifu đã đánh giá và yêu cầu ông Chen Dabo nhập viện càng sớm càng tốt. Với nhiều tổn thương, chẩn đoán bệnh lý là chìa khóa để xác định phạm vi phẫu thuật. Bác sĩ Zhou Wei đã liên lạc với giám đốc khoa giải phẫu bệnh, bác sĩ Jin Mei để bàn bạc về bệnh lý của ông Chen. Kết luận ông Chen chính xác bị ung thư đại tràng giai đoạn 3.
Đồng thời, kết quả kiểm tra trước phẫu thuật của ông Chen Dabo cho thấy ông có bệnh tim mạch vành nên các bác sĩ cũng yêu cầu chụp mạch vành, phát hiện ông Chen bị hẹp động mạch vành. Các bác sĩ thảo luận quyết định xử lý từng vấn đề của ông Chen sau đó mới tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u.
Trong thời gian ông Chen Dabo nằm viện, người vợ thường tới chăm sóc. Sau khi nghe bác sĩ phân tích bệnh của chồng, bà bất ngờ nói: “Tôi cũng có triệu chứng giống chồng”.
Các bác sĩ ngay lập tức yêu cầu bà nội soi. Kết quả cũng cho thấy có ba polyp lớn ở đại tràng, hai trong số đó bị ung thư. Sau khi điều trị theo nhóm đa ngành, ông Chen Dabo và vợ đã được điều trị bằng phẫu thuật và xuất viện thuận lợi. May mắn thay, vì hai người phát hiện ra ung thư đại tràng là tương đối kịp thời, các tế bào ung thư vẫn chưa di căn.
Do thường xuyên ăn mặn lại ăn đồ thừa để qua đêm liên tục suốt thời gian dài nên hai vợ chồng bị mắc ung thư. (Ảnh minh họa)
Mặc dù cả hai đã tai qua nạn khỏi nhưng cả gia đình cũng rất thắc mắc tại sao 2 vợ chồng đều cùng lúc mắc chung bệnh. Bác sĩ Zhou Wei giải thích rằng bản thân ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm. Sự ra đời của cặp vợ chồng ung thư, nằm ở lối sống giống nhau của các cặp đôi, chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống, cảm xúc và ô nhiễm môi trường.
Cặp vợ chồng ông Chen Dabo là một ví dụ. Cả hai đều bị ung thư đại tràng vì có thói quen ăn uống không tốt. Vợ chồng ông Chen Dabo thích ăn mặn nên hàng ngày người vợ đều chuẩn bị dưa muối và cá muối trong bữa ăn. Vợ ông Chen cũng là người tiết kiệm, thức ăn thừa cất tủ lạnh sau đó ăn lại. Thường một món có thể ăn trong 3 ngày. Sau khi nghe bác sĩ phân tích, vợ ông Chen Dabao bật khóc nói với giọng hối hận: "Tất cả do tôi, cũng may cả hai chúng tôi đã được cứu, nếu không tôi sẽ rất hối hận."
Bác sĩ Zhou Wei cho biết, miễn là vợ chồng thay đổi lối sống không khoa học càng sớm càng tốt và đạt được chế độ ăn uống lành mạnh (giảm thiểu chế biến thịt, ăn nhiều trái cây và rau quả và thực phẩm giàu cellulose), tập thể dục phù hợp, kiểm soát cân nặng đều có thể phòng được bệnh "ung thư cặp đôi".
Những bệnh mà các cặp vợ chồng dễ mắc cùng nhau
1. Bệnh tiêu hóa
Cả hai vợ chồng sống với nhau nên thói quen sống và ăn uống dần trở nên thống nhất. Hầu hết các cặp vợ chồng sẽ hình thành một sở thích chung và tiêu thụ thực phẩm giống nhau trong một thời gian dài. Nếu thực phẩm đó không có lợi, nó có thể gây ung thư.
Ví dụ, những gia đình thích ăn đồ ăn mặn và cay dễ bị ung thư đường ruột. Nếu người vợ thường nấu mặn và phát triển thói quen ăn uống mặn, thường ăn đồ nướng và dưa chua, trong khi rau, trái cây và đậu nành tươi không được cung cấp đủ, dễ gây tổn thương và tổn thương niêm mạc dạ dày. Từ đó, phát triển thành ung thư dạ dày. Ngoài ra, các cặp vợ chồng ăn cùng nhau, dễ bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, cũng liên quan đến sự xuất hiện của ung thư dạ dày.
2. Ung thư phổi
Ung thư phổi cũng là một "ung thư cặp đôi" phổ biến. Ngay cả những phụ nữ không bao giờ hút thuốc cũng bị ung thư phổi không thể giải thích được. Trên thực tế, ung thư phổi có liên quan đến hút thuốc, và hút thuốc thụ động. Nếu người chồng hút thuốc, khả năng cả hai vợ chồng bị ung thư phổi cùng một lúc sẽ tăng lên rất nhiều.
3. Ung thư gan
Mặc dù ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm, một số loại virus gây ung thư có đặc điểm lây truyền rõ ràng. Nếu một trong hai vợ chồng là bệnh nhân viêm gan B, người còn lại cũng có thể bị nhiễm viêm gan B qua quan hệ tình dục, và bệnh nhân viêm gan B có tỷ lệ mắc ung thư gan cao.
4. Ung thư dương vật - ung thư cổ tử cung
Nếu nam giới bị ung thư dương vật thì phụ nữ có thể bị ung thư cổ tử cung. Điều này là do bao quy đầu nam quá dài, thường tích lũy smegma ở bao quy đầu. Khi bao quy đầy chứa một số lượng lớn các vi khuẩn và smegma, smegma kích thích lâu dài có thể sản xuất viêm mãn tính, làm tăng nguy cơ nhiễm virus u nhú ở người, sau đó gây ra ung thư dương vật .
Ở những bệnh nhân bị ung thư dương vật, một số lượng lớn virus có thể được chuyển đến các cơ quan sinh sản nữ thông qua quan hệ tình dục. Do đó, một khi đàn ông bị ung thư dương vật, nó cũng làm tăng nguy cơ vợ bị ung thư cổ tử cung .