Cậu bé 11 tuổi bất ngờ qua đời vì dị ứng với sữa trong thanh socola

Ngày 25/07/2019 12:15 PM (GMT+7)

Sau khi ăn thanh socola mà người cha đưa cho, cậu bé 11 tuổi đến từ Anh đã bất ngờ nôn mửa và chỉ vài tiếng sau đã qua đời.

Raffi Pownall, 11 tuổi có tiền sử dị ứng sữa nghiêm trọng. Ngày 8/6, cha cậu bé là Tom Pownall đã đưa cho con trai một thanh socola từ cửa hàng tạp hóa. 

Theo Manchester Evening News, người cha đã mua nó từ một cửa hàng tạp hóa và lấy nó từ gian hàng dành cho những người đang ăn kiêng. Ông đã nghĩ rằng thanh socola này an toàn và đưa cho con trai nhưng sau khi nhận thấy con trai có biểu hiện bất thường, anh đã lập tức kiểm tra thành phần và phát hiện thanh socola không chứa gluten, không có sữa nhưng có chứa sữa bột.

Cậu bé 11 tuổi bất ngờ qua đời vì dị ứng với sữa trong thanh socola - 1

Cậu bé Raffi Pownall đã qua đời vì sốc phản vệ do dị ứng với sữa có trong thanh socola.

Tom đã cố gắng cứu mạng con bằng cách sử dụng EpiPen và ống hít cho cậu bé nhưng nó không có hiệu quả. Sau đó, gia đình đã mau chóng đưa con trai tới Bệnh viện Royal Blackburn. Tuy nhiên cậu bé đã không qua khỏi.

Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy cậu bé Raffi đã chết vì sốc phản vệ, đây là một phản ứng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng đối với một tác nhân gây dị ứng. Trước đây, Raffi cũng đã từng bị nôn mửa sau khi uống sữa và hồi phục nhưng lần này cậu bé đã không qua khỏi.

Điều tra viên sau đó cũng tuyên bố cái chết của cậu bé là một tai nạn không mong muốn. “Ông Tom Pownall đã làm tất cả những gì có thể để cứu con trai mình và cố gắng đưa con  từ Burnley đến Bệnh viện Royal Blackburn. Tuy nhiên cậu bé đã qua đời vào lúc 5h43 chiều. Tôi ghi lại kết luận rằng đây là một cái chết do tai nạn, cậu bé đã vô tình ăn phải một miếng socola nhỏ chứa sữa bột."

Cậu bé 11 tuổi bất ngờ qua đời vì dị ứng với sữa trong thanh socola - 2

Cậu bé Raffi Pownall có tiền sử dị ứng với sữa.

Dị ứng sữa là gì?

Dị ứng sữa là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng bất thường với sữa. Người bị dị ứng với sữa thường gây phát ban đỏ, ngứa, sưng và thậm chí nôn mửa nếu ăn thực phẩm có chứa sữa.

Mặc dù các phản ứng này nhẹ nhưng đôi khi cũng có thể gây nguy hiểm và dẫn đến sốc phản vệ, thậm chí gây tử vong trong vài phút. Nó dẫn đến giảm huyết áp đột ngột và có thể gây ra ngừng tim.

Các chuyên gia không chắc có bao nhiêu người bị dị ứng sữa, nhưng tuyên bố dị ứng sữa là một trong những loại dị ứng phổ biến nhất. Các chuyên gia cũng khuyên bệnh nhân bị dị ứng sữa, hoặc dị ứng với các tác nhân tiềm năng khác như đậu phộng, nên tránh các thực phẩm này hoàn toàn.

Cần phân biệt giữa dị ứng sữa và chứng không dung nạp sữa. Dị ứng sữa là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ do hệ thống phản ứng với các thành phần như protein có trong sữa. Nếu mẹ ăn các thực phẩm có thành phần từ sữa thì trẻ khi bú mẹ cũng có thể xuất hiện phản ứng với sữa.

Nếu trẻ uống sữa bột, cơ thể sẽ phản ứng với các thành phần protein trong sữa. Trong một vài trường hợp khác, hệ thống miễn dịch xem các protein trong sữa bò như là các chất lạ xâm nhập vào cơ thể và có nguy cơ gây hại, cơ thể sẽ giải phóng các chất histamine hoặc các chất khác để chống lại.

Còn chứng không dung nạp sữa thường không có biểu hiện phản ứng với protein trong sữa. Mặt khác, chứng không dung nạp sữa liên quan đến hệ thống tiêu hóa và thường xảy ra khi mẹ cho trẻ uống sữa bột hay bú sữa mẹ nhưng trẻ không thể tiêu hóa được lượng đường trong sữa.

Không dung nạp sữa bẩm sinh là hiện tượng trẻ không dung nạp sữa ngay từ lúc mới sinh ra và đây cũng là một hiện tượng hiếm khi xảy ra. Không dung nạp sữa có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Một số biểu hiện trẻ có thể gặp phải khi gặp chứng không dung nạp sữa là:

- Ợ hơi;

- Tiêu chảy;

- Bụng phình to;

- Sủi nước bọt;

- Nổi chàm;

- Đau bụng, chảy nước mắt hoặc kèm các dị ứng khác;

- Không phát triển và tăng cân bình thường.

Uống sữa thế nào để không biến thành chất độc?
Sữa là thực phẩm bổ sung vô cùng quen thuộc với chúng ta. Nhưng liệu hằng ngày chúng ta có đang sử dụng sữa đúng cách?
Hoàng Dương (Dịch từ The Sun)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh dị ứng