Thấy con sốt co giật, nhiều cha mẹ đã sử dụng một số biện pháp dân gian để trị co giật. Tuy nhiên, phương pháp sơ cứu không đúng sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Chuyện xảy ra vào thứ bảy tuần trước, cậu bé Tiểu Bình, 2 tuổi ở Ôn Châu (Trung Quốc) bị sốt cao, đột nhiên vào buổi sáng cậu bé bị co giật, sắc mặt chuyển sang màu đen, tay chân bị co rúm, khiến cả gia đình cô cùng sợ hãi. Cha của Tiểu Bình lúc này đã dùng “phương pháp dân gian” để điều trị co giật, chính là dùng ngón tay đưa vào miệng cậu bé.
Sau khi người cha đã thử cách này, Tiểu Bình rất nhanh chóng ngừng co giật, nhưng cậu bé lại bất động. Quá sợ hãi, gia đình vội vàng đưa cậu bé tới phòng cấp cứu của Bệnh viện thứ 2 thuộc Đại học y khoa Ôn Châu. Thật bất hạnh, đứa trẻ đến bệnh viện, nhịp thở và tim đều đã ngừng đập, cổ họng bị sưng, đường hô hấp bị chặn. Bác sĩ lập tức cấp cứu, nhưng cuối cùng vẫn không cứu được Tiểu Bình. Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân khiến trẻ tử vong, chính là cách sơ cứu sai lầm của người cha.
Bác sĩ Lâm Y Đông giải thích rằng, khi trẻ sốt cao co giật, sợ đứa trẻ sẽ cắn đầu lưỡi, vì vậy dân gian có lưu truyền một phương pháp đó là dùng tay cho vào cổ họng của trẻ. Trên thực tế, phương pháp này chỉ làm tăng thêm nguy hiểm, vì ngón tay của người lớn chạm vào họng đứa trẻ không chỉ khiến trẻ bị ngạt thở, mà còn khiến các dây thần kinh phế vị bị kích thích mạnh và khiến tim ngừng đập. Nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến mất mạng.
Trên thực tế, trẻ bị sốt cao xuất hiện co giật không phải là hiếm, cha mẹ cần phải học cách đối phó. Theo thống kê chưa đầy đủ của Khoa Thần kinh Trẻ em của bệnh viện, mỗi năm trong hơn 1200 trẻ nhập viện, có khoảng một nửa trường hợp xuất hiện co giật, trong số đó, có hơn 100 trường hợp cha mẹ xử lý không đúng cách dẫn đến trẻ bị tổn thương.
Bác sĩ Lâm Y Đông, trưởng Khoa nội Thần kinh trẻ em của Bệnh viện thứ 2 Đại học y khoa Ôn Châu tiết lộ, trẻ bị sốt cao xuất hiện co giật, là vì hệ thần kinh của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ, đại não rất dễ bị kích động và dẫn đến co giật. Tỷ lệ trẻ bị co giật do sốt là khoảng 5%, đặc biệt là trẻ em mẫu giáo và hầu hết là ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là 99,9% trẻ em sẽ tự khỏi trong vòng 5 phút và rất ít trẻ bị co giật liên tục.
Một số mẹo nhỏ khi trẻ bị co giật
Thứ nhất, dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nhân trung, tiếp tục giữ trong vài phút cho đến khi trẻ có phản ứng, môi chuyển sang màu đỏ hoặc xuất hiện tiếng khóc,
Thứ hai, một khi trẻ xuất hiện nôn ói, nhanh chóng xoay đầu trẻ về một bên, để tránh chất nôn đi vào khí quản,
Thứ ba, đồng thời thực hiện biện pháp hạ nhiệt,
Thứ tư, khi trẻ bị co giật, không được dùng lực ấn mạnh ấn tay chân, tránh gãy xương hoặc bong gân.
Một khi trẻ xuất hiện co giật, cha mẹ chỉ cần xoay đầu trẻ sang một bên, để nước bọt chảy ra ngoài, giữ thông đường thở, bình thường thì 3- 5 phút tình trạng co giật sẽ dừng lại. Bác sĩ Lâm Y Đông nói, nếu sau 3 phút tình trạng của trẻ không chuyển biến, thì nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Ngoài ra, trẻ xuất hiện co giật, vạn lần không được xem nhẹ, bất luận là sau khi trẻ hết co giật, thì cha mẹ cũng phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra, tìm ra nguyên nhân. Nếu trẻ trước đây từng trải qua nhiều lần sốt xuất hiện co giật, gia đình luôn phải có thuốc hạ sốt và cặp nhiệt độ.
Phương pháp sơ cứu tại chỗ khi trẻ bị sốt cao, co giật
Bước 1: Khi trẻ bị sốt cao, co giật, cha mẹ phải hết sức bình tĩnh, nhanh chóng đặt trẻ nằm ở nơi bằng phẳng, tạo không khí thông thoáng, nới quần áo của trẻ rộng ra, đặc biệt là vùng cổ hoặc có thể cởi hết quần áo của trẻ.
Bước 2: Sau đó dùng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt sạch nước và lau khắp người trẻ, đặc biệt vùng bẹn, nách, cổ trẻ và trán, lau đi lau lại liên tục cho đến khi trẻ hết cơn co giật thì dừng lại.
Bước 3: Khi bị sốt cao, co giật không được cho trẻ ăn bất cứ loại thực phẩm nào để tránh nghẹt thở. Trẻ không được uống thuốc hạ sốt nên phải nhanh chóng đặt thuốc hạ sốt bằng đường hậu môn, đối với trẻ 2 dưới 2 tuổi dùng viên viên paracetamol 80mg, trẻ lớn dùng viên 150mg.
Bước 4: Khi trẻ hết cơn co giật, cha mẹ nên cho con nằm nghiêng sang một bên, đầu kê gối ở vị trí an toàn, hơi ngửa để tránh dịch hậu môn vào phổi gậy nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Bước 5: Nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu để được điều trị sớm phòng tránh cơn co giật tái phát.