Nếu thấy răng sữa của trẻ đã rụng mà thời gian dài chưa mọc răng vĩnh viễn, cha mẹ nên kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện khám, phòng ngừa mắc bệnh u răng.
Gần đây, cậu bé 9 tuổi, Tiểu Đào ở Nam Dương (Trung Quốc) vì chiếc răng cạnh chiếc răng cửa hàm trên sau khi bị gãy mãi vẫn chưa thấy mọc, bố mẹ lo lắng nên đưa cậu bé đến bệnh viện khám. Bác sĩ phát hiện trong miệng của đứa trẻ có 70 chiếc răng nhỏ ẩn giấu xung quang mô răng chưa mọc lên. Tại sao con người có thể mọc nhiều răng như vậy? Đây là loại bệnh gì?
Sau khi hội chẩn, bác sĩ Tưởng Tử Siêu, trưởng Khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện số 1 thành phố Nam Dương, phát hiện phần hàm trên của đứa trẻ có chút lồi lên, theo kết quả chụp CT khoang miệng, bác sĩ chẩn đoán đứa trẻ có khối u răng và hàm trên mọc rất nhiều răng.
Nhiều người sẽ thắc mắc, răng cũng có khối u sao? Bác sĩ Tưởng Tử Siêu giải thích, u răng là một khối u lành tính liên quan đến sự phát triển răng. Cụ thể, đó là một u mô thừa nha khoa, bao gồm các mô răng phát triển bất thường.
Biểu hiện của khối u răng.
Có hai loại u răng chính là đa hợp và phức hợp.
U răng đa hợp: Tình trạng này vẫn còn có ba mô răng riêng biệt (men, ngà răng và xương răng), mà có thể xuất hiện phân thùy răng, nơi không có ranh giới xác định mô riêng biệt giữa các răng nhỏ. Tình trạng này thường xuất hiện ở hàm trên.
U răng phức hợp: Tình trạng này như một khu vực bị cản quang với mật độ khác nhau, thường xuất hiện ở phía sau hàm trên hoặc hàm dưới.
Sau khi giải thích tỉ mỉ về bệnh tình của đứa trẻ, gia đình mới đồng ý cho bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho con. Vào sáng 27/6, bác sĩ đã tiến hành gây mê toàn thân và loại bỏ tất cả tổ hợp u răng hàm trên phía bên phải của Tiểu Đào. Hơn 70 chiếc răng nhỏ với hình dạng kỳ cục đã được loại bỏ. Đồng thời, bác sĩ cũng loại bỏ những chiếc răng nằm “mai phục” trong miệng đứa trẻ.
Bác sĩ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ u răng của Tiểu Đào.
Theo giải thích của bác sĩ, các khối u răng xuất hiện phổ biến ở thanh thiếu niên, với sự phát triển chậm và không có triệu chứng sớm. Nó thường là vì khối u răng thưởng ở chỗ xương bị sưng hoặc khối u răng chèn ép dây thần kinh gây đau, hoặc là do khối u xuyên thủng màng xương, khi nhiễm trùng mới bị phát hiện. Bác sĩ cũng cho biết, răng sữa của người binh thường là 20 chiếc, răng vĩnh viễn là 28-32 chiếc. 6-12 tuổi là thời kỳ thay răng, thời kỳ này trong khoang miệng có cả răng sữa và răng vĩnh viến, đến 12,13 tuổi trẻ đã hoàn toàn thay bằng răng vĩnh viễn.
Hơn 70 chiếc răng đủ hình dạng được bác sĩ lấy ra từ miệng của cậu bé 9 tuổi.
Bác sĩ Tưởng Tử Siêu nhắc nhở, nếu cha mẹ phát hiện răng vĩnh viễn của con mình đã bị trì hoãn nửa năm, nên đưa trẻ đến bệnh viện chụp X-quang kiểm tra, để đảm bảo răng không bị vật lạ cản trở và không thể mọc được. Nếu không, u răng có cơ hội chèn ép dây thần kinh, gây đau, ảnh hưởng đến việc ăn uống và còn xuất hiện tình trạng liệt mặt. Ngoài ra, thấy sự xuất hiện của răng “phục kích” cũng nên cố gắng loại bỏ sớm, một mặt nó dễ gây ra tình trạng răng bị dị dạng, ảnh hưởng đến việc điều trị, mặt khác nó cũng là nguyên nhân gây u nang và khối u.
Răng phát triển, thay đổi răng là giai đoạn cần thiết để trẻ lớn lên. Cha mẹ không nên lơ là với mọi thay đổi trong thời kỳ phát triển của trẻ, để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh, nên phát triển tốt thói quen bảo vệ răng tốt.