Cây dại ở bờ mương, xưa cho lợn ăn nay phơi khô bán 350.000 đồng/kg thành đặc sản, tốt cho sức khoẻ

H.A - Ngày 06/10/2024 16:22 PM (GMT+7)

Dọc mùng giờ đây thành đặc sản ở thành phố, làm thành nhiều món ăn ngon, đem lại lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ.

Dọc mùng còn có tên gọi khác là môn bạc hà, bạc hà, là một loài thực vật thuộc họ Ráy có ở vùng nhiệt đới châu Á và lan rộng đến miền Đông Bắc Úc. Ở Việt Nam, dọc mùng được tìm thấy ở cả 3 miền.

Đây vốn là cây mọc hoang dại ở bờ ao, đầm lầy. Loài này mọc được cả ở trên cạn lẫn dưới nước. Trước đây cây dọc mùng gắn với những bữa cơm dân dã của người dân nghèo ở các miền quê. Người ta hái dọc mùng về nấu canh chua, xào, hay muối chua để ăn dần. Dọc mùng mọc tua tủa, ăn không hết nhiều người lại hái làm thức ăn cho lợn và gia cầm. 

Cây dọc mùng vốn mọc hoang dại ở bờ mương bờ ao

Cây dọc mùng vốn mọc hoang dại ở bờ mương bờ ao

Những năm gần đây, dọc mùng trở thành đặc sản được bán ở thành phố. Ngoài dọc mùng tươi còn có dọc mùng khô. 

Ở các chợ truyền thống hay trên chợ mạng có bán cả dọc mùng nguyên cây hoặc đã được bóp sẵn, bọc trong túi zip, khách mua về có thể rửa lại rồi mang ra chế biến. Bởi vì dọc mùng sẽ gây ngứa tay, và nếu làm không đúng cách sẽ gây ngứa họng nên chị em thành phố chủ yếu chọn mua loại đã được làm sẵn cho tiện.

Trên thị trường còn xuất hiện loại dọc mùng khô với giá siêu đắt đỏ, lên tới 350.000 đồng/kg. So với loại tươi, dọc mùng sấy khô rất tiện lợi, có thể bảo quản trong tủ mát để dùng quanh năm. Bất cứ lúc nào cần nấu canh cá, canh chua là có thể mang dọc mùng khô ra ngâm, rửa sạch rồi đem chế biến các món như bún móng giò dọc mùng, nộm dọc mùng, canh chua dọc mùng, bún ốc dọc mùng...

Cây dại ở bờ mương, xưa cho lợn ăn nay phơi khô bán 350.000 đồng/kg thành đặc sản, tốt cho sức khoẻ - 2

Dọc mùng làm thành nhiều món đặc sản

Dọc mùng làm thành nhiều món đặc sản

Được biết, khoảng 7kg dọc mùng tươi mới làm thành 1kg dọc mùng khô. Dù phơi khô nhưng vẫn thơm và giữ được hương vị nên rất đắt khách. Ở một số nơi, người dân còn chuyên trồng dọc mùng để bán ra thị trường và cả xuất khẩu. 1kg dọc mùng giá 350.000 nghe có vẻ đắt nhưng thực chất chỉ cần mua nửa cân là nấu được khá lâu.

Dọc mùng phơi khô có thể ăn dần trong năm

Dọc mùng phơi khô có thể ăn dần trong năm

Không chỉ làm thành món ăn ngon, dọc mùng còn có nhiều tác dụng với sức khoẻ như:

Ức chế hoạt động của gốc tự do

Gốc tự do chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như viêm khớp, bệnh tim, gout và ung thư. Các gốc tự do được hình thành và tích tụ trong quá trình phân hủy thực phẩm hay tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá hay các tia phóng xạ.

Thành phần vitamin C có trong dọc mùng giúp ngăn ngừa những tổn thương gây ra bởi các gốc tự do, từ đó phòng chống nhiều bệnh mãn tính.

Cân bằng nội tiết tố

Nhờ có kẽm trong dọc mùng mà sức khỏe nội tiết tố được tăng cường. Nguyên nhân là do nó có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone cũng như hormone testosterone tự nhiên.

Hơn nữa, kẽm cũng rất cần thiết để sản xuất estrogen và progesterone hỗ trợ sinh sản. Một số sự thay đổi của tâm trạng hay kinh nguyệt xảy ra khi cơ thể thừa hay thiếu estrogen.

Cây dại ở bờ mương, xưa cho lợn ăn nay phơi khô bán 350.000 đồng/kg thành đặc sản, tốt cho sức khoẻ - 5

Cải thiện chứng mất ngủ 

Magie là thành phần có trong dọc mùng giúp người bệnh có một giấc ngủ ngon. Những người có mức tiêu thụ magie thấp có nguy cơ mất ngủ cao. Một số nghiên cứu cho thấy những người có bổ sung magie có thể làm tăng hiệu quả giấc ngủ.

Tốt cho tim mạch

Magie trong dọc mùng không chỉ giúp cơ thể có giấc ngủ ngon hơn mà còn ngăn chặn các rối loạn nhịp tim hay tổn thương tim. Khi cơ thể thiếu hụt magie sẽ làm tăng các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thanh nhiệt, giải độc, giảm mụn

Dọc mùng có tính mát, hơn nữa còn chứa nhiều nước, các vitamin và khoáng chất quan trọng, nhờ đó đem lại công dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Khi cơ thể được bài tiết các chất độc và hạ nhiệt cũng giúp giảm mụn nhanh chóng hơn.

Dù vậy, nếu sử dụng sai cách, dọc mùng cũng gây ra những tác hại nguy hiểm như:

Ăn dọc mùng khi chưa sơ chế hoặc chế biến không kỹ sẽ gây ngứa

Không như các loại rau khác, dọc mùng cần được sơ chế và nấu thật chín kỹ nếu không chúng sẽ tiết ra các chất gây ngứa họng, vô cùng khó chịu. Khi sơ chế cần lột sạch vỏ, sau đó ngâm trong nước muối khoảng 15 phút cho tới khi dọc mùng mềm. Cuối cùng vắt kiệt nước trong dọc mùng là có thể dùng được.

Người bệnh gout, khớp cần kiêng ăn dọc mùng

Những người bị bệnh gout không nên ăn dọc mùng vì chúng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều dọc mùng sẽ có làm tăng thêm 15% acid uric trong máu so với người không ăn. 

Người có cơ địa dị ứng không nên ăn rau dọc mùng

Các bác sĩ khuyến cáo rằng, những người mang cơ địa dị ứng, mang gene đặc biệt thì nên tránh ăn rau dọc mùng vì có thể dẫn tới sốc phản vệ, nhẹ thì gây mẩn ngứa, nặng thì tắc phế quản, ngạt thở, giãn mạch máu dẫn đến trụy tim mạch.

Cây mọc dại ở ven đường, có vị đắng nhưng làm thành nhiều món đặc sản nổi tiếng, tốt cho sức khoẻ
Loại cây này giờ đây được nhiều người mang về trồng để bán ra thị trường, vừa làm món ăn ngon vừa làm thuốc. 

Dinh dưỡng quanh ta

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng quanh ta