Nhiều trẻ chỉ sau trận sốt cao, đau đầu và nôn ói rồi đột ngột li bì, hôn mê, liệt tri giác vì viêm não. Điều đáng nói là do biểu hiện ban đầu của bệnh này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh sốt cao khác nên trẻ không được gia đình đưa đến viện kịp thời.
Các bác sĩ khuyến cáo, viêm não do virus là bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên, trong đó có virus viêm não Nhật Bản. Các căn nguyên gây viêm não là virus arbo (trong đó có virus viêm não Nhật Bản), virus herpes, virus đường ruột (như EV71 gây bệnh tay chân miệng)... Bệnh xuất hiện quanh năm và mùa dịch vào các tháng hè, đỉnh điểm là tháng 6-8. Trẻ thường sốt cao, đau đầu, nôn, ngủ li bì, mệt lả…
Bệnh nhân Đỗ Minh T đang được điều trị tại Khoa Truyền nhiễm- BV Nhi TW
Trẻ hôn mê, liệt người vì viêm não
Dù đã nằm viện đến 13 ngày, nhưng bé Nguyễn Minh T (3 tuổi, Bắc Ninh) vẫn đang trong tình trạng li bì. Bác sĩ điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương cho biết chưa xác định được căn nguyên gây viêm não cho bé dù nghĩ nhiều đến viêm não Nhật Bản.
Bác sĩ cũng chưa thể đánh giá được khả năng hồi phục bởi bệnh nhân đang trong giai đoạn cấp của bệnh, biểu hiện rất nặng nề. Chưa kể hiện tại bé đang có dấu hiệu liệt. Trước đó, bé T được gia đình đưa đến viện đã ở ngày thứ 3 sau sốt, đã có dấu hiệu li bì, tri giác bị liệt.
Một trường hợp khác cũng có bệnh cảnh diễn biến nhanh là bệnh nhi Đỗ Minh T (Yên Mỹ, Hưng Yên) nhập viện ngày 2/6, sau hơn 10 ngày điều trị hiện sức khỏe bé đã tốt lên. Theo bà nội cháu T. cho biết, bệnh của cháu dễn biến khá nhanh, biểu hiện là sốt cao, không co giật mà người cứ gồng cứng lên, gia đình sợ quá đã đưa đến bệnh viện địa phương luôn. Chiều cùng ngày cháu được chuyển đến BV Nhi TW ngay nhưng đã rơi vào tình trạng li bì, hôn mê. Giờ cháu đã tỉnh hơn, khi có người gọi cháu đã nhận biết nhưng chưa nói, không ngồi được, không nhấc được cổ.
Trong chiều 14/6, T đã được chuyển sang Trung tâm phục hồi chức năng. Các bác sĩ hi vọng sau phục hồi chức năng cháu sẽ ổn định hơn sau đợt điều trị viêm não Nhật Bản B.
Theo bác sĩ điều trị của cháu T cho biết, hiện tại dù bé chưa nói được, nhưng đang cố gắng mấp máy miệng. Tay trái, chân trái trước đó không có cảm giác, nay đã có cảm giác hơn nên các bác sĩ rất hi vọng phục hồi chức năng sẽ giảm bớt di chứng não do viêm não Nhật Bản B gây ra.
Cha mẹ chú ý những dấu hiệu sau để cứu con
Các bác sĩ khuyến cáo, viêm não do virus là bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên, trong đó có virus viêm não Nhật Bản. Các căn nguyên gây viêm não là virus arbo (trong đó có virus viêm não Nhật Bản), virus herpes, virus đường ruột (như EV71 gây bệnh tay chân miệng)... Bệnh xuất hiện quanh năm và mùa dịch vào các tháng hè, đỉnh điểm là tháng 6-8. Trẻ thường sốt cao, đau đầu, nôn, ngủ li bì, mệt lả…
Bệnh có thể bị lây nhiễm qua côn trùng đốt, đường tiêu hóa hoặc đường hô hấp. Trẻ dưới 15 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh. Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương. Nếu phát hiện sớm chữa kịp thời thì hiệu quả điều trị bệnh cao hơn. Ngược lại bệnh sẽ dẫn đến nhiều di chứng nặng nề như bại não, liệt chân, liệt tay, bị động kinh, điếc, trí nhớ kém, ảnh hưởng đến kết quả học tập…
Do đó các chuyên gia khuyến cáo, trong mùa dịch viêm não các gia đình cũng cần chú ý đến những bé sốt, đau đầu nhiều, nôn, buồn nôn mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang nhiều hiệu quả giảm sốt, giảm đau; triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện sớm nhất để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé.
Bác sĩ cần theo dõi bệnh nhi, khám thực thể xem trẻ có bị cứng cổ, cứng gáy, cứng cơ toàn thân không… để quyết định chọc dịch não tủy chẩn đoán xác định kịp thời điều trị. Việc điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ di chứng để lại cho não bộ là vĩnh viễn, suốt đời.