Chàng trai trẻ nhập viện cấp cứu sau khi ăn khoai tây vì không chú ý tới điểm này

Ngày 21/01/2019 19:31 PM (GMT+7)

Ngày 8/1, đơn vị chăm sóc khẩn cấp của Bệnh viện Nhân dân Trịnh Châu đã tiếp nhận một nam thanh niên 24 tuổi bị ngộ độc solanin - độc tố có thể ẩn chứa trong khoai tây.

Tối ngày 6/1, chàng trẻ đói bụng nên đã đi ăn. Tuy nhiên sau khi ăn khoảng nửa tiếng, chàng trai bắt đầu bị ngứa và da nổi mẩn đỏ. Vì vậy, anh đã mau chóng đến phòng khám địa phương và được bác sĩ kê đơn thuốc. Nhưng các triệu chứng đã không được giảm bớt.

Ngày hôm sau, anh đến một bệnh viện gần nhà để truyền dịch, các triệu chứng ngứa đã giảm bớt, nhưng các triệu chứng phát ban vẫn không giảm.

Chàng trai trẻ nhập viện cấp cứu sau khi ăn khoai tây vì không chú ý tới điểm này - 1

Vào sáng sớm ngày 8/1, chàng trai trẻ bắt đầu bị đau bụng trên, phân đen và có triệu chứng buồn nôn, ói mửa. Đến 10 giờ sáng, chàng trai trẻ bị tức ngực và tay bị sưng. Cảm thấy cơ thể không ổn nên anh đã đến khoa cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân Trịnh Châu. Sau khi được kiểm tra kỹ lưỡng, bác sĩ xác định chàng trai trẻ bị nhiễm độc solanin nghiêm trọng với nổi mề đay.

Solanum nigrum còn được gọi là solanin, độc tố này thường thấy trong khoai tây mọc mầm. Bởi sau khi khoai tây nảy mầm các phần chồi non này có chứa solanin. Ăn khoảng 0,2-0,4g solanin cũng đủ để gây ngộ độc.

Chàng trai trẻ nhập viện cấp cứu sau khi ăn khoai tây vì không chú ý tới điểm này - 2

Bác sĩ Wu Qingrong – trưởng khoa Cấp cứu của Bệnh viện Nhân dân Trịnh Châu cho biết các triệu chứng khi bị ngộ độc solanin gồm đau bụng trên, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa (nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng có thể gây mất nước và giảm huyết áp), nhiệt độ cơ thể có thể đạt 38 độ C ~ 40 độ C, nhịp tim tăng nhanh, đau đầu, thậm chí hôn mê, nặng hơn là suy hô hấp.

Các phương pháp sơ cứu người bị ngộ độc solanin như sau:

- Trường hợp ngộ độc nhẹ có thể sử dụng nước muối nhẹ, súp đậu xanh và súp cam thảo để giải độc.

-  Nếu ngộ độc nghiêm trọng, hãy dùng ngay ngón tay, đũa, v.v ... để kích thích thành sau của yết hầu gây nôn, sau đó súc miệng nhiều lần bằng trà cô đặc.

- Uống chút giấm để giải độc.

- Các trường hợp nghiêm trọng nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt, và những người bị suy hô hấp cần điều trị hỗ trợ máy thở.

Lưu ý khi bảo quản khoai tây tránh mọc mầm

Chàng trai trẻ nhập viện cấp cứu sau khi ăn khoai tây vì không chú ý tới điểm này - 3

Trước hết, khi bảo quản khoai tây, chúng ta nên đặt chúng ở nơi có nhiệt độ thấp và không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp để ngăn ngừa sự nảy mầm.

Ngoài ra, chúng ta không nên ăn khoai tây có quá nhiều mầm và vỏ màu xanh đen. Đừng nghĩ bạn cắt bỏ mầm của khoai thì vẫn có thể ăn bởi rất có thể độc tố vẫn tồn tại bên trong. Vì thế nếu khoai tây mọc mầm, tốt nhất bạn nên vứt đi. 

Đừng tiếc mà cố chế biến, 5 loại quả này hóa cực độc khi để mọc mầm
Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn những loại hạt đã mọc nấm, mốc hoặc nảy mầm bởi chúng có nhiều vi khuẩn gây độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe và...
Minh Thùy (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngộ độc thực phẩm