Chanh sả gừng có tác dụng gì? Uống nhiều nước chanh sả gừng có tốt không?

Khánh Hằng - Ngày 03/09/2021 16:30 PM (GMT+7)

Nước chanh sả gừng không chỉ ngon miệng mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cả chanh, sả và gừng đều là những nguyên liệu tốt cho sức khỏe. Kết hợp 3 nguyên liệu này với nhau, bạn sẽ có được một loại nước uống vừa ngon miệng, vừa có tác dụng giải khát, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Tác dụng của chanh

Thành phần dinh dưỡng của chanh bao gồm: chất xơ, vitamin C, vitamin B6, thiamin, sắt, canxi, kali.

Chanh có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và cơ thể. Loại quả vị chua đặc trưng này chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa như flavonoid, limonoid, kaempferol, quercetin và axit ascorbic, giúp chống lại các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng và giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm thông thường. Chanh còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, ngăn ngừa sỏi thận và làm đẹp da...

Chanh sả gừng có tác dụng gì? Uống nhiều nước chanh sả gừng có tốt không? - 1

Tác dụng của sả

Chiết xuất từ cây sả tạo ra được nhiều tinh dầu. Trong tinh dầu sả thành phần chủ yếu à citral. Lá cây sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu ở dạng dễ bay hơi, thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác. Củ sả chứa 1 - 2% tinh dầu có màu vàng nhạt, thơm mùi chanh, thành phần chủ yếu là citral (65 - 85%), geraniol (40%).

Sả không chỉ là một gia vị giúp các món ăn thêm đậm đà, thơm ngon, mà còn có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Sả tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa đầy hơi. Sả cũng có khả năng giúp cơ thể loại bỏ axit uric và các chất độc hại không mong muốn bên trong cơ thể. Sả giúp hạ huyết áp đối với những người bị huyết áp cao. Sả chứa chất chống oxy hóa giúp chống lại ung thư, tiêu biểu là ung thư phổi và ung thư bạch huyết. Bên cạnh đó, sả còn giúp hạ sốt, sát khuẩn, chống viêm, tiêu đờm, khử hôi miệng, tạo mùi hương dễ chịu...

Tác dụng của gừng

Thành phần dinh dưỡng trong củ gừng bao gồm: vitamin C, vitamin B6, vitamin B12, vitamin D, natri, kali, canxi, sắt, protein, lipid...

Củ gừng cũng có rất nhiều lợi ích cho cơ thể như: Cải thiện hệ tiêu hóa, giảm chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản; giảm đau nhức xương khớp; ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư; giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer; cải thiện độ nhạy insulin, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường; giảm buồn nôn; giảm đau khi phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt, giảm béo phì; ngăn ngừa bệnh tim; ngăn ngừa rối loạn hô hấp và các bệnh thoái hóa thần kinh.

Chanh sả gừng có tác dụng gì?

- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể: Như đã đề cập ở trên, cả chanh, sả và gừng đều có tác dụng tốt cho hệ miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ ngăn chặn một số căn bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh.

- Thanh lọc cơ thể: Nước chanh sả gừng có tác dụng thanh lọc cơ thể rất tốt. Sả giúp loại bỏ axit uric khỏi cơ thể, giải độc gan, hệ tiêu hóa, tuyến tụy, thận, bàng quang... Bên cạnh đó, sả cũng có tác dụng thanh lọc cơ thể qua việc tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu. Vì thế, uống nước chanh gừng sả hợp lý sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

Chanh sả gừng có tác dụng gì? Uống nhiều nước chanh sả gừng có tốt không? - 2

- Cải thiện tình trạng huyết áp thấp: Sả giúp hỗ trợ khả năng tuần hoàn máu, trong khi gừng có tác dụng điều hòa huyết áp, tăng huyết áp đối với những người bị huyết áp thấp. Do đó, nước chanh sả gừng giúp ổn định huyết áp cho cơ thể, từ đó tránh được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...

- Hỗ trợ giảm cân: Nước chanh sả gừng có hàm lượng calo thấp, bên cạnh đó có chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Để đạt được lợi ích này, bạn nên sử dụng nước chanh sả gừng ít đường, kết hợp với chế độ ăn kiêng và tập luyện hợp lý, lành mạnh.

- Làm đẹp da: Nước chanh sả gừng cũng được biết đến với tác dụng làm đẹp da hiệu quả. Sả có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, giúp làm giảm mụn trứng cá, làm săn chắc các cơ và mô trong cơ thể, giúp mang tới làn da mịn màng, sạch mụn. Trong khi đó, chanh và gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn quá trình lão hóa da, làm trắng sáng da.

Cách nấu nước chanh sả gừng

- Nguyên liệu: 4 quả chanh, 10 cây sả, 1 củ gừng, 300 gam đường phèn, 1 nhúm muối.

- Sơ chế nguyên liệu: Chanh rửa sạch, cắt một vài lát mỏng để trang trí, còn lại vắt lấy nước cốt. Sả rửa sạch, đập dập, cắt khúc khoảng 2 đốt ngón tay. Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi đập dập.

- Cách nấu: Bắc lên bếp 2 lít nước, nấu đến khi sôi thì lần lượt cho các nguyên liệu sả, gừng, đường phèn và 1/2 muỗng cà phê muối vào, đun thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Đợi nước nguội thì vớt bã sả gừng ra ngoài, có thể rây qua để loại bỏ cặn. Khi nước nguội hẳn thì cho nước cốt chanh vào, điều chỉnh vừa miệng, thêm đá rồi thưởng thức.

Chanh sả gừng có tác dụng gì? Uống nhiều nước chanh sả gừng có tốt không? - 3

Uống nhiều nước chanh sả gừng có tốt không?

Có thể thấy nước chanh sả gừng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng loại nước này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Ví dụ như uống nước chanh sả gừng vào lúc đói có thể gây hại cho dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Uống quá nhiều nước chanh sả gừng có thể gây ra tình trạng nóng trong, ợ nóng và đầy hơi. 

Một số chuyên gia y tế cũng cho rằng nó có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống đông máu. Bên cạnh đó, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng không nên uống quá nhiều nước chanh sả gừng.

Nên uống nước chanh sả gừng vào lúc nào?

Nên uống nước chanh sả gừng vào buổi sáng hoặc buổi chiều, không nên uống vào buổi tối. Bạn cũng nên uống loại nước này sau bữa ăn ít nhất 30 phút, không nên uống lúc đói.

Nguồn tham khảo:

What Are the Benefits of Lemongrass and Ginger Tea? - Đăng tải trên trang tin Live Strong - Xuất bản ngày 21/2/2020.

Thiếu máu nên ăn gì và không nên ăn gì?
Thiếu máu là tình trạng nhiều người gặp phải, có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt để...

Thiếu máu

Khánh Hằng (Dịch từ Livestrong)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm phòng bệnh