Rau là thứ không thể thiếu trong nồi lẩu. Nhưng nếu không chọn đúng rau phù hợp với từng loại lẩu thì rất dễ sinh ra độc tố, ảnh hưởng tới sức khỏe khi ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc ăn nhiều loại rau xanh khi ăn lẩu sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, trừ nóng và giải độc, đồng thời làm tăng mùi vị của món lẩu. Tuy nhiên, chúng ta thường tùy hứng theo khẩu vị để chọn rau mà không biết rằng có những loại rau không nên phối hợp với nhau khi ăn lẩu bởi chúng có thể sản sinh ra các chất độc gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Không chọn đúng loại rau phù hợp với từng loại lẩu rất dễ sinh độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe. Hình minh họa
Những loại rau dễ sinh độc tố khi kết hợp với lẩu không đúng vị
Lẩu bò không ăn cùng rau mùng tơi: Lẩu bò tuyệt đối không ăn kèm rau mùng tơi vì sẽ gây đau bụng, khiến bụng đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón.
Lẩu gà không dùng rau kinh giới: Lẩu gà tuyệt đối không được ăn với rau kinh giới. Bởi theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới lại có vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Kết hợp hai thứ này sẽ gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.
Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang: Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.
Lẩu thịt dê kị giấm: Ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm vì giấm sẽ phá hủy làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.
Cách phối hợp rau chuẩn cho các món lẩu thông thường
Nên chọn những loại rau lành tính như rau muống, rau cải để kết hợp với lẩu. Hình minh họa
Với lẩu gà, nên ăn kèm rau ngải cứu (kết hợp với gà tạo thành vị thuốc rất tốt), rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, bông sung, nấm…
Lẩu riêu cua nên ăn kèm rau chuối, hoa chuối thái mỏng, rau muống chẻ, các loại rau sống và rau ăn khác.
Lẩu vịt nên ăn kèm rau muống đã bỏ bớt lá và rau ngổ.
Lẩu ốc cần có rau tía tô thái răm, rau muống chẻ và các loại rau khác. Ốc là đồ ăn có tính hàn nên cần có rau tía tô để dung hòa, khi ăn không lo bị lạnh bụng đi ngoài.
Lẩu bò sẽ ngon hơn khi ăn kèm các loại rau cần, rau cải (cải cúc, cải ngọt, cải thảo,…), hành tây, khoai môn, nấm,…
Một số lưu ý khác khi chọn rau ăn lẩu
Không nên chọn những loại rau dễ gây ngộ độc hay dị ứng như dọc mùng, nấm, giá đỗ, hoa bí… để ăn lẩu. Càng không nên cho vào nồi lẩu những loại rau khác thường. Vì có nhiều loại rau dại mọc lẫn, có nhiều nét giống với một số loại rau ăn thường ngày nếu không phân biệt được có nguy cơ ngộ độc rất cao. Ví dụ như dọc mùng rất giống cây môn ngứa, chỉ khác màu lá. Lá môn ngứa có pha màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Nếu ăn phải môn ngứa sẽ dị ứng, ngứa vùng miệng họng…
Không nên nấu chung các loại cà chua, khoai tây và khoai lang với nhau vì chúng có thể gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và đi ngoài.
Củ cải và mọc nhĩ không nên cùng xuất hiện trong bữa lẩu. Hai loại này khi kết hợp với nhau có thể sinh ra các hoạt chất sinh học khác gây viêm da, dị ứng.