Chị em cứ ngồi vệ sinh kiểu này sớm muộn cũng bị nhiễm trùng tiết niệu, sửa ngay còn kịp

HÀ VŨ. - Ngày 24/09/2020 14:30 PM (GMT+7)

Phụ nữ sử dụng bồn cầu ngồi trong nhà vệ sinh công cộng có thể không dám ngồi trực tiếp vì vấn đề vệ sinh, một số người chọn cách đi tiểu ở tư thế nửa ngồi, nhưng điều này là không tốt. 

Không khuyến khích phụ nữ đi vệ sinh ở tư thế nửa ngồi

Trong một cuộc phỏng vấn với bác sĩ Trương Mỹ Ngọc, thuộc Khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đài Loan cho biết, tư thế nửa ngồi sẽ làm căng cơ sàn chậu, khiến niệu đạo không thể giãn ra hoàn toàn khi đi tiểu. Nếu càng kéo dài, cơ sàn chậu sẽ có xu hướng bị căng và co cứng. Bình thường khi đi tiểu, cơ bàng quang sẽ co lại và cơ vòng sẽ giãn ra. Trạng thái nửa ngồi xổm cũng sẽ khiến cơ vòng không được thư giãn hoàn toàn.

Chị em cứ ngồi vệ sinh kiểu này sớm muộn cũng bị nhiễm trùng tiết niệu, sửa ngay còn kịp - 1

Kiến nghị phụ nữ không nên đi vệ sinh ở tư thế nửa ngồi. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Trương Mỹ Ngọc cho biết, một khi cơ thể hình thành thói quen đi tiểu ở tư thế nửa ngồi, theo thời gian, các cơ bàng quang và cơ vòng sẽ trở nên mất đồng bộ và phối hợp khi đi tiểu, điều này sẽ khiến phụ nữ đi tiểu chậm, tiểu ít, nước tiểu tồn đọng nhiều, có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Đồng thời tư thế này đi tiểu khó hơn so với tư thế ngồi bệt, ngồi xổm hoặc thậm chí đứng, bởi các tư thế này các cơ vùng chậu được thư giãn, sẽ dễ dàng thoát nước tiểu hơn.

Bác sĩ Trương Mỹ Ngọc gợi ý, nếu phụ nữ lo lắng về việc nắp bồn cầu bị bẩn, có thể chọn bồn cầu ngồi xổm, hoặc có thể đặt giấy vệ sinh lên nắp bồn cầu. Sau khi được ngăn cách bằng lớp khăn giấy, phụ nữ có thể yên tâm ngồi vệ sinh.

Tư thế đi vệ sinh tốt nhất

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học và các bệnh về tiêu hóa, 28 người khỏe mạnh tình nguyện dành thời gian và công sức của họ để thực hiện nghiên cứu về 3 cách đi vệ sinh sau: ngồi trên bồn vệ sinh cao, ngồi trên bồn vệ sinh tư thế thấp và ngồi xổm. Họ không chỉ ghi lại thời gian bao lâu mà còn phải ghi lại đã mất bao nhiêu công sức để thực hiện được việc đi vệ sinh. Kết quả đã đưa ra kết luận rằng ngồi xổm mất ít thời gian và công sức nhất so với hai cách còn lại.

Chị em cứ ngồi vệ sinh kiểu này sớm muộn cũng bị nhiễm trùng tiết niệu, sửa ngay còn kịp - 2

Tư thế ngồi xổm đi vệ sinh là tốt nhất

Một chuyên gia nghiên cứu cho biết: “Chắc chắn ngồi xổm mang lại một tư thế sinh lý dễ dàng cho việc đi vệ sinh”. Nói đơn giản, nó làm đại tràng thẳng ra khi đi vệ sinh.

Khi chúng ta đang đứng, đại tràng - nơi chất thải được lưu trữ - bị đẩy lên chống lại cơ nâng hậu môn khiến việc đi vệ sinh bị khó khăn. Khi chúng ta ở vị trí ngồi xổm, và có một chút phân ở trước hậu môn, ruột kết được giữ thẳng nên không có nhiều áp lực.

Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2010 hỗ trợ ý tưởng rằng việc ngồi xổm làm tăng góc giữa hậu môn và trực tràng khi đi vệ sinh, làm giảm sự căng thẳng liên quan đến chuyển động của ruột. Khi căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh như trĩ hoặc viêm ruột thừa, có thể làm suy yếu các cơ sàn chậu giúp kiểm soát chức năng bàng quang và ruột.

Do hiện này hầu hết các gia đình đều sử dụng bồn cầu ngồi bệt nên mọi người có thể kê thêm một chiếc ghế thấp để kê chân cao hơn chút tạo thành tư thế giống như ngồi xổm, việc đi vệ sinh sẽ thuận lợi hơn.


 

Cậu bé 1 tuổi chết trong nhà vệ sinh, đây là nơi nguy hiểm nhất trong nhà cần lưu ý
Một đứa trẻ hơn một tuổi không may bị chết đuối ngay trong phòng tắm tại nhà. Tình trạng này gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc phụ huynh về những...
HÀ VŨ. Dịch từ aboluowang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe