"Lúc viết bài viết này, tâm trạng tôi đang rất buồn. Tiếng khóc của mẹ đứa trẻ trong phòng chăm sóc đặc biệt vẫn vang vọng bên tai." Đó là lời tâm sự của bác sĩ Khoa Nhi, Huang Gehuang sau khi phải chứng kiến một đứa trẻ vì nghẹn thức ăn mà qua đời.
Bác sĩ nhi khoa, Huang Gehuang làm việc tại Bệnh viện Nhi thuộc Đại học Fudan đã chia sẻ một câu chuyện hết sức đau lòng mà ông phải chứng kiến. Đó là một đứa trẻ 1 tuổi đã qua đời vì hóc dị vật, điều đáng tiếc là người mẹ không biết cách sơ cứu nên không thể kịp thời giúp đỡ con. Dưới đây là nguyên văn đoạn chia sẻ của bác sĩ.
Tại nạn bất ngờ từ món ăn mẹ chuẩn bị
Ngày 20/5/2019, tại một vùng ngoại ô của Thượng Hải, người mẹ chuẩn bị đồ ăn trưa cho đứa con 1 tuổi với cà rốt và hạt ngô. Đứa trẻ rất vui, vừa ăn vừa cười khúc khích. Đột nhiên, đứa trẻ ho và mặt hơi tím lại, biểu hiện rất khó chịu. Người mẹ sợ hãi, mau chóng đến giúp con nhổ thức ăn trong miệng và vỗ lưng con.
Tuy nhiên, những biện pháp này là vô ích, khuôn mặt của đứa bé trở nên tím tái, người dần dần mềm nhũn. Người mẹ sợ hãi, mau chóng gọi cho chồng và đưa con tới khoa cấp cứu.
Sau nửa tiếng, đứa trẻ được đưa tới bệnh viện khi không còn ý thức, nhịp tim rất yếu. Nhân viên y tế mau chóng hồi sức tim phổi, đặt nội khí quản và sơ cứu. Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng khuôn mặt tím tái của đứa trẻ vẫn không thay đổi.
Bác sĩ cấp cứu tại bệnh viện địa phương nói rằng đứa trẻ đã bị nghẹt thức ăn quá lâu và rất có khả năng tính mạng sẽ khó đảm bảo. Vì tình trạng quá nặng nên đứa trẻ cần được chuyển đến bệnh viện cấp cao hơn. Đội ngũ y tế quyết định chuyển bệnh nhi đến phòng chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Nhi đồng.
Vào lúc 3 giờ sáng, nhịp tim của đứa trẻ ngày càng yếu đi, và cuối cùng trở thành một đường thẳng. Các nguyên nhân chính gây tử vong: ngạt, tắc nghẽn, suy hô hấp, bệnh não do thiếu máu cục bộ, thiếu oxy não, nhiễm toan chuyển hóa,...
Khi bác sĩ nói với gia đình về cái chết của đứa trẻ, gia đình đã gào khóc nức nở, người mẹ ngã khuỵu xuống đất, vừa khóc vừa nói: "Mẹ đã giết con rồi!" Các bác sĩ tham gia điều trị khi ấy đều phải dâng trào nước mắt trước cảnh tượng đau lòng và phải thốt lên: "Giá như cha mẹ em biết cách sơ cứu."
Bác sĩ nhi khoa, Huang Gehuang.
Những bi kịch tương tự cũng đã xảy ra
Vào ngày 29/3/2019, một cậu bé bốn tuổi ở Liuyang, tỉnh Hồ Nam, đã phải chịu một thảm kịch do bị nghẹn thức ăn. Trong video giám sát tại lớp học, cậu bé khi bị hóc đã lo lắng chạy xung quanh, liên tục cố gắng nôn thứ trong miệng ra và va đập vào bàn ghế trong lớp học. Tuy nhiên, những âm thanh này không thu hút sự chú ý của giáo viên.
Mãi cho tới khi cậu bé ngã xuống đất suốt 3 phút, một giáo viên đã chạy tới, nhưng cậu bé đã bất tỉnh. Khi đội cấp cứu tới cũng đã không thể cứu được cậu bé.
Vào ngày 2 tháng 4 năm 2018, hai bệnh nhân nhỏ tuổi đã được đưa vào Bệnh viện Bờ Tây của Bệnh viện Liên kết Qingda. Hai cô gái bị nghẹt khí quản, một người chết và một người được giải cứu.
Đừng cho con bạn ăn khi chúng khóc hay cười
Không cho trẻ ăn đậu phộng, hạt dưa, thạch và các thức ăn không phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.
Luôn chú ý quan sát trẻ, đừng để chúng chơi với một số đồ chơi hoặc bộ phận nhỏ.
Khi đứa trẻ ăn, đột nhiên nó không thể ho, không thể nói hoặc mặt có màu xanh và gần như không thể thở, rất có thể trẻ đang bị hóc, nghẹn.
Giải cứu trẻ bị hóc nghẹn phải nhanh chóng, 4 phút thời gian chính. Nếu bạn bỏ lỡ thời gian giải cứu tốt nhất, đứa trẻ sẽ khó có thể được giải cứu kịp thời và nguy cơ tử vong cao.
Đứa trẻ đầu tiên trong bài viết này, từ nhà đến bệnh viện quá lâu, cơ hội cấp cứu ngày càng giảm hơn. Vì vậy, công tác sơ cứu ngay tại gia đình là rất quan trọng, cha mẹ cần trang bị những kiến thức sơ cứu đơn giản để có thể phòng ngừa tai nạn bất ngờ.
Theo đó, khi trẻ bị hóc dị vật, nếu trường hợp trẻ tỉnh táo, ho được thì nên khuyến khích trẻ ho, rồi đưa về cơ sở y tế gần nhất để được xử trí.
Trong trường hợp trẻ không ho được, ho không hiệu quả, hoặc không tỉnh thì cần mở thông đường thở, nghe xem trẻ còn thở không. Nếu tim ngừng đập thì cần phải ép tim ngoài lồng ngực.
Nếu trẻ tỉnh, nhưng ho không hiệu quả, thì cần vỗ lưng, ấn ngực. Nếu trẻ nhỏ thì cho trẻ ngồi trên ghế, đặt bệnh nhân lên cánh tay, cho đầu chúi xuối, nghiêng 1 bên, sau đó vỗ lưng 5 lần.
Sau khi thực hiện các phương pháp trên, cần kiểm tra xem dị vật ra không, nếu dị vật không ra được thì lật ngược trẻ dậy rồi ấn ấn ngực trẻ. Sau đó, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, hoặc gọi sự hỗ trợ của bác sĩ đến trực tiếp.