Hôn nhân cận huyết sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thế hệ sau và thậm chí làm diệt vong cả một gia tộc hùng mạnh.
Những mối quan hệ cận huyết thường gây ra những biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Nhưng dường như cả trong quá khứ lẫn thời hiện đại không hề thiếu những trường hợp cả gia đình loạn luân dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.
Gia tộc loạn luận hơn 200 năm dù giàu có nhưng không còn ai sống
Gia tộc Habsburg là tên của một hoàng tộc ở châu Âu là một trong những hoàng tộc có thế lực nhất trong lịch sử châu Âu vào thời kì cận đại. Để củng cố vị thế của gia tộc và ngăn chặn những kẻ ngoại tộc có cơ hội nắm quyền, các thành viên hoàng tộc đã quyết định kết hôn với chính những người trong gia đình.
Philip Đệ nhất là người sáng lập vương triều Habsburg năm 1516 khi ông kết hôn với con gái của Ferdinand và Elizabeth - những người cai trị Tây Ban Nha đã quy định rằng các thành viên hoàng gia chỉ được kết hôn với người trong họ. Trong số 16 đời vua của vương triều này, 9 vị đã kết hôn với phụ nữ trong dòng tộc - trong đó có hai đám cưới giữa bác và cháu, một hôn lễ giữa anh em họ.
Gia tộc Habsburg nổi tiếng trong lịch sử đã diệt vong vì những cuộc hôn nhân cận huyết.
Mặc dù những mối quan hệ loạn luận có thể giúp đảm bảo ngai vàng nhưng cũng chính nó là nguyên nhân dẫn tới sự diệt vong của cả một gia tộc hùng mạnh.
Bởi hôn nhân giữa các thành viên trong gia đình đã làm tăng cơ hội xuất hiện các gen lặn có hại và tiếp tục được truyền lại. Đối với người Habsburg, đặc điểm nổi tiếng nhất thể hiện mối quan hệ loạn luân trong gia tộc đó là chiếc hàm bạnh xấu xí còn được gọi là hàm Habsburg.
Hàm Habsburg là tình trạng hàm dưới nhô ra quá nhiều so với hàm trên. Đôi khi vấn đề này nghiêm trọng tới mức gây cản trở cho việc nói và ăn uống hay ngậm miệng. Đáng buồn hơn khi chính mối quan hệ loạn luân này đã dẫn tới kết thúc đau buồn của gia tộc.
Vua Charles II (con của vua Philip IV - người đã kết hôn với con của chị gái) là người kết thúc sự tồn vong của gia tộc kéo dài 3 thế kỷ. Ông là kết quả của toàn bộ quá trình di truyền có hại suốt hàng trăm năm. Vua Charles II thấp bé, yếu đuối, bất lực, bị thiểu năng trí tuệ, mắc nhiều vấn đề về đường ruột và thậm chí không nói được cho đến khi lên bốn tuổi. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng ông cũng có thể bị vô sinh vì đã không có đứa con nào.
Chiếc hàm bạnh là minh chứng cho hậu quả của việc loạn luân trong gia tộc.
Ngày nay, nhờ khoa học hiện đại, các chuyên gia đã càng khẳng định chắc chắ hơn nguyên nhân gây ra "hàm Habsburg" đến từ việc giao phối cận huyết kéo dài suốt hơn 200 năm của gia tộc này.
"Triều đại của nhà Habsburg thực sự gây ảnh hưởng nhiều nhất trong lịch sử châu Âu và Thánh chế La Mã nói riêng. Tuy nhiên hôn nhân cận huyết đã dẫn tới sự sụp đổ của cả gia tộc." - chuyên gia di truyền học Roman Vilas từ ĐH Santiago de Compostela (Tây Ban Nha) cho biết. "Việc loạn luân trong gia tộc này đã được bàn luận từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta có bằng chứng về hệ quả của nó đối với chứng hàm Habsburg."
Gia tộc Habsburg đã nghĩ rằng việc giữ quyền lực bằng hôn nhân cận huyết sẽ giúp họ mạnh mẽ, nhưng cuối cùng lại khiến những thế hệ sau từng ngày trở nên yếu đuối hơn. Habsburg đã mất ngai vàng ở Tây Ban Nha vì chính điều mà họ nghĩ sẽ giúp mình trường tồn.
Gia đình da xanh phải sống ẩn dật vì loạn luân hơn 150 năm
Năm 1820, một người đàn ông tên Martin Fugate đã di cư từ Pháp sang Mỹ. Ông đã quyết định xây dựng cuộc sống mới ở Troubleome Creek, Kentucky. Sau một thời gian, Martin đã gặp và kết hôn với một người phụ nữ tóc đỏ tên Elizabeth Smith. Martin và Elizabeth đã có bảy đứa con với nhau và bốn người trong đó được sinh ra với làn da xanh.
Mặc dù có màu da khác biệt đến khó tin nhưng họ vẫn khỏe mạnh như bất kỳ ai, thậm chí còn tốt hơn. Họ đều sống tới 80 và 90 tuổi, chưa từng bị bệnh tim hay gan.
Gia đình da xanh phải sống ẩn dật và kết hôn với chính những người anh em, họ hàng trong gia đình.
Giới chuyên gia sau này đã đặt tên cho hiện tượng da xanh bí ẩn của gia đình Fugate là methemoglobinemia. Nó xảy ra khi các nguyên tố sắt hóa trị II trong hemoglobin (chất tạo ra màu đỏ của hồng cầu) chuyển thành sắt hóa trị III.
Hemoglobin lúc này sẽ chuyển thành methemoglobin, không còn khả năng vận chuyển oxy. Và khi methemoglobin trong hồng cầu lớn hơn 1%, nó sẽ tạo ra methemoglobinemia. Da thiếu oxy sẽ chuyển thành màu xanh, môi tím, trong khi máu có màu chocolate sữa.
Người bình thường có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với các chất hóa học độc hại (như benzocaine). Nhưng trong trường hợp của gia đình Fugate, nguyên nhân là vì một loại gen lỗi gây thiếu hụt enzyme kìm chế methemoglobin.
Và trớ trêu thay khi Martin không phải là người duy nhất có gen này, vợ ông cũng là một người mang gen lỗi giống như vậy. Do chỉ có một gen lỗi nên Elizabeth vẫn có da trắng, nhưng tỷ lệ di truyền sang con cái vì thế cũng cao hơn rất nhiều. Do đó, 4 người con của Martin mới có màu da xanh.
Thông thường, methemoglobinemia rất hiếm, tình trạng này thường sẽ không còn xuất hiện ở con cái của thế hệ tiếp theo. Nhưng Troublesome Creek là một thị trấn rất nhỏ và không có nhiều gia đình sinh sống, hơn nữa với vẻ ngoài khác lạ nên gia đình Fugate bị mọi người xa lánh vì cho rằng họ đã bị nguyền rủa.
Hình ảnh một người phụ nữ lớn tuổi thuộc gia đình Fugate với làn da xanh ngắt.
Vì vậy, một trong những người con trai của Martin và Elizabeth, Zachariah đã kết hôn với dì của mình. Vì thế gen lỗi tiếp tục được di truyền. Những người con sinh ra với làn da bình thường sẽ rời bỏ gia đình tới nơi khác còn những người sinh ra với da xanh vì không muốn bị xã hội nhòm ngó nên tiếp tục sống ẩn mình, không có mối quan hệ với bên ngoài, buộc họ phải tiếp tục kết hôn với những người trong gia đình.
Vì những mối quan hệ cận huyết liên tục xảy ra, không có sự đa dạng lớn trong nhóm gen, nên những thế hệ sau tiếp tục được sinh ra với gen di truyền có tỷ lệ methemoglobinemia ngày càng cao khiến cho làn da xanh tiếp tục duy trì trong gia đình suốt hơn 150 năm.
Gia đình hơn 40 người ở Úc quan hệ loạn luân
Ngày 13/12/2018, Tòa án Trẻ em Australia đã công bố tài liệu về một gia đình 4 thế hệ được phát hiện ở một vùng núi hẻo lánh của nước này đang sống loạn luân, trong đó các thành viên gia đình quan hệ tình dục với nhau.
Đại gia đình Colt gồm 40 người lớn và trẻ em được phát hiện trên ngọn đồi gần Yass, New South Wales (Australia). Họ sống trong tạm bợ trong 2 chiếc xe ôtô cũ hỏng, 2 nhà kho và 2 túp lều rách rưới. Điều kinh khủng hơn là các thành viên thuộc gia đình này từ lớn tới nhỏ đều đã quan hệ tình dục với nhau. Những đứa trẻ cũng bắt đầu mối quan hệ loạn luân từ bé.
Cả người lớn lẫn trẻ nhỏ của gia đình Colt đều đã quan hệ tình dục với nhau.
Cũng bởi vậy mà những đứa trẻ của gia đình nhà Colt hầu hết đều bị khiếm khuyết bởi chúng là “sản phẩm” của những mối quan hệ loạn luân trong gia đình. Bé gái 13 tuổi Kimberly thú nhận về hành vi quan hệ tình dục với người chú Dwayne 9 tuổi, trong khi một bé gái 8 tuổi khác đứng nhìn. Cô bé này còn làm “chuyện ấy” cả với anh họ Joe và thường xuyên quan hệ bằng miệng với một người chú 12 tuổi khác là Brian.
Kimberly có vấn đề về thính giác, thị giác, ngôn ngữ, không thể đọc hoặc viết và không biết dùng lược chải đầu. Trong khi đó, hai đứa trẻ khác là Jed 14 tuổi và Karl 12 tuổi cũng thừa nhận rằng chúng có quan hệ tình dục với các em gái của mình là Ruth 7 tuổi và Nadia 9 tuổi.
Chi tiết tài liệu về gia đình Colt đã được Tòa án trẻ em New South Wales công bố. Tài liệu cho thấy Betty Colt, 46 tuổi, có 13 đứa con với người cha tên Tim, anh trai Charlie, và các thành viên khác trong gia đình. Con gái của Betty Colt, Tammy, 27 tuổi, cũng có 3 con với những người có cùng dòng máu. Trong số 3 đứa trẻ có 1 bé đã chết vì hội chứng Zellweger hiếm gặp.
Nơi ở tồi tàn của gia đình Colt.
Tòa án New South Wales đã xét xử vụ việc của đại gia đình này vào hồi tháng 9/2018. Theo phán quyết của tòa án, những đứa sẽ không được sống cùng bố mẹ chúng nữa. Những trẻ em này sau đó đã được nhà chức trách đưa đến trại trẻ mồ côi. Một số khác đang được điều trị bệnh tâm lý hoặc chứng rối loạn hành vi tình dục.
Hậu quả của hôn nhân cận huyết Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng một nhóm thân tộc, họ hàng bởi luật tục hoặc tập quán quy định có mối quan hệ huyết thống với nhau theo dòng họ mẹ hoặc dòng họ cha. Hay nói cách khác, hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ. TS. Dương Bá Trực, Trưởng khoa Huyết học Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Những đứa trẻ sinh ra từ các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền do sự kết hợp của các gen mang bệnh. Bệnh tan máu bẩm sinh là một ví dụ, trẻ có thể bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất cao. Thực tế y học đã chứng minh hôn nhân cận huyết thống là cơ sở cho những gen lặn bệnh lý tương đồng ở những ông bố, bà mẹ kết hợp với nhau và kết quả là dù khoẻ mạnh, họ vẫn có thể sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu xanh), bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời... |