Chưa có người yêu nên chàng sinh viên trẻ quyết định định đi “bóc bánh trả tiền”, sau đó vùng kín có vấn đề, vội vã đến bác sĩ khám.
Ths.BS Tạ Việt Cường - Phó giám đốc Trung tâm khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản (BV Phụ sản Hà Nội) cho biết, bệnh nhân là một nam sinh viên 19 tuổi, đến viện khám trong tình trạng lo âu, thấp thỏm.
Trước khi chàng trai đến gặp bác sĩ, bố mẹ cậu liên tục gọi điện nhờ tư vấn và mong muốn được khám càng sớm càng tốt. Nguyên nhân là nam sinh viên bị đau vùng kín, khi khám tư nhân thì được kết luận giãn tĩnh mạch tinh.
Dù được bác sĩ giải thích, đây không phải vấn đề cấp tính nên không nên quá lo lắng, có thể tuần sau hoặc tháng sau khám cũng không vấn đề gì. Tuy nhiên, phụ huynh của thanh niên này rất sốt ruột và muốn được tư vấn, khám ngay, trong khi con họ không ở Hà Nội.
3 ngày sau khi bố mẹ gọi điện cho bác sĩ, nam thanh niên đã có mặt tại bệnh viện để thăm khám. Tại đây, bệnh nhân trình bày lý do đi khám vì đau ở vùng bìu dưới. Bác sĩ chỉ định siêu âm, kiểm tra rất kỹ lưỡng nhưng không phát hiện vấn đề gì về giãn tĩnh mạch tinh như gia đình lo lắng.
Nam sinh lo lắng khi trót quan hệ với "gái dịch vụ" vì chưa tìm được bạn gái.
“Nguyên nhân đau vùng bìu dưới có thể do nam sinh mặc quần lót quá chật, cũng có khi xuất phát từ việc lo lắng quá mức gây “tâm bệnh”. Dù nghe bác sĩ giải thích vậy, nam sinh vẫn không giấu được vẻ lo lắng”, bác sĩ Cường chia sẻ.
>> Cô gái trẻ ở Hà Nội mắc chứng nghiện tình dục, có lúc quan hệ cả chục lần một ngày
Ngay tại phòng khám, chàng trai mong muốn được xét nghiệm HIV, giang mai, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… Hóa ra, trước đó, anh quan hệ với gái mại dâm, nên lo lắng mình có thể bị lây các bệnh trên.
“Vì sao biết đó người đó có yếu tố nguy cơ cao mà vẫn quan hệ?”, bác sĩ Cường hỏi? Bệnh nhân chia sẻ rằng, do chưa có người người yêu nên “túng quá làm liều”.
“Thực ra, người thích cháu thì nhiều, nhưng người đó lại không đáp ứng được tiêu chuẩn mà cháu đưa ra là xinh đẹp, giỏi giang, sau này biết lo toan việc gia đình, yêu là xác định sẽ cưới... Trong khi người cháu thích, họ lại không yêu cháu. Quan điểm của cháu là phải lựa chọn và đưa ra tiêu chuẩn khi yêu, vì muốn yêu là cưới, không yêu lung tung…”, nam sinh chia sẻ với bác sĩ.
Rất may mắn, sau khi xét nghiệm, kết quả đều âm tính, nam sinh không mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. “May quá khi quan hệ cháu có đeo bao cao su”, nam sinh nói và thở phào nhẹ nhõm.
Bác sĩ Cường cho rằng, việc lo lắng cho sức khỏe như bệnh nhân trên là rất tốt, nhằm sớm phát hiện ra bệnh (nếu có) để điều trị kịp thời. Còn tư tưởng “yêu là cưới” thì nên cởi bỏ, và đặc biệt không nên vì chưa có người yêu mà mỗi lần “thèm” lại đi “bóc bánh trả tiền" vì có thể nguy cơ cao mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Bác sĩ Tạ Việt Cường cho rằng, khi yêu cần phải biết tự bảo vệ mình.
“Việc yêu và việc lập gia đình cần phải tách bạch, bạn có thể yêu bao nhiêu người cũng được, miễn sao đừng cùng lúc yêu hai ba người. Sự tuyệt vời nhất của tình yêu đến ở giai đoạn tìm hiểu, giai đoạn khám phá. Còn việc lập gia đình là giai đoạn sau của tình yêu.
Với các bạn còn trẻ, điều đẹp nhất của tuổi trẻ đó là tình yêu, là các mối tình. Vì thế, chẳng có gì phải sợ hãi, không phải lo lắng ràng buộc khi bước vào một mối quan hệ nếu bạn có cảm xúc, có tình cảm.
Còn khi hết tình cảm, hãy thoải mái bước đi, thoải mái chia tay, đừng thù hận nhau, đừng vì định kiến, suy nghĩ của người khác mà giới hạn những trải nghiệm của mình.
Điều quan trọng nhất là khi yêu, nếu “tận hưởng” thì luôn nhớ bảo vệ an toàn trong tránh thái và tránh các bệnh lây qua đường tình dục cho bản thân và người mình yêu”, bác sĩ Tạ Việt Cường nêu quan điểm.
Xem thêm:
Nài nỉ bạn gái "yêu" bằng miệng, chàng trai gặp sự cố tởn tới già ngay khúc dạo đầu
Quan hệ với hàng tá bạn trai, cô gái 23 tuổi khiến bác sĩ kinh hãi khi khám phụ khoa