Chứng kinh nguyệt không đều, trong y học còn gọi là kinh thưa (oligomenorrhea) là một vấn đề phổ biến của chị em phụ nữ.
Kinh nguyệt không đều có thể nhận thấy ở sự thay đổi về khoảng thời gian giãn cách giữa các chu kỳ kinh nguyệt, thời gian của kỳ kinh, hoặc là việc ra máu không bình thường trong các kỳ kinh (như là ít hoặc nhiều hơn bình thường).
Một người phụ nữ thường có chu kỳ kinh rơi vào khoảng 21-35 ngày với tổng cộng 11 đến 13 kỳ kinh trong một năm, nhưng đối với những người mắc chứng kinh nguyệt không đều thì thời gian giữa 2 lần có kinh có thể kéo dài đến hơn 35 ngày dẫn đến việc họ chỉ có trung bình khoảng 4-8 kỳ kinh trong một năm.
Một số yếu tố có thể gây ra chứng kinh nguyệt không đều như: ăn uống không cân bằng, sút cân hoặc tăng cân, thiếu máu, mãn kinh, rối loạn tuyến giáp, mất cân bằng hormone, bệnh gan, lao, rối loạn đường ruột, đái tháo đường, buồng trứng đa nang, dị tật tử cung, và nhiều bệnh lý khác.
Ngoài ra, ảnh hưởng từ phong cách, lối sống cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, ví dụ như thói quen tập luyện thể dục, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, caffein, du lịch nhiều, căng thẳng, sử dụng thuốc men và thuốc tránh thai. Một nghiên cứu Châu Âu năm 2005 còn chứng minh rằng bệnh hen và sốt cao cũng có thể liên quan đến các vấn đề chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
Lưu ý: Cơ thể phụ nữ không phải ai cũng giống nhau nên chu kỳ kinh cũng sẽ có sự khác biệt ít nhiều, thỉnh thoảng những sự bất thường vẫn sẽ xảy ra nên bạn không phải quá lo lắng.
Dưới đây là 6 phương thuốc tại gia mà chị em có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng kinh nguyệt không đều.
1. Gừng
Gừng có tác dụng điều chỉnh và cân bằng chu kinh rất tốt, ngoài ra nó còn có thể giúp giảm đau bụng kinh.
Cách dùng: Đun sôi một nửa thìa cà phê gừng giã tươi với một cốc nước trong 5-7 phút rồi bỏ thêm đường. Uống 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn; lặp lại trong vòng một tháng hoặc hơn.
2. Quế
Cũng như gừng, quế được Đông Y tin dùng để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh. Ngoài ra, quế còn chứa chất hydroxychalcone giúp điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể và điều này được cho là có ảnh hưởng đến sự đều đặn của kinh nguyệt.
Cách dùng: Cho nửa thìa cà phê bột quế vào một cốc sữa rồi uống thường xuyên trong vòng vài tuần. Ngoài ra, bạn có thể ăn quế trực tiếp, uống trà quế hoặc sử dung quế vào các món ăn trong bữa.
3. Hạt vừng/mè hoặc thốt nốt
Hạt mè chứa rất nhiều các chất lignan giúp cân bằng các hormone trong cơ thể, vì thế nó rất hữu ích trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Thêm nữa, chúng còn chứa các axit béo thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình sản xuất các loại hormone quan trọng. Thốt nốt cũng sẽ giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt do nó có tính ấm nóng.
Cách dùng: Rang một nắm hạt vừng sau đó nghiền nguyễn chúng cùng với một thìa cà phê đường thốt nốt. Ăn một thìa cà phê loại bột này mỗi ngày khi đói trong vài tháng. Lưu ý sử dụng hai tuần trước khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn bắt đầu.
Ngoài ra bạn có thể ăn trực tiếp một miếng đường thốt nốt. Tuyệt đối không dùng cách này khi kinh nguyệt đã bắt đầu diễn ra.
4. Cây lô hội
Cây lô hội giúp điều trị chứng kinh nguyệt không đều bằng cách điều chỉnh và cân bằng lượng hormone trong cơ thể của bạn.
Cách dùng: Chiết lấy chất chất keo tươi từ một lá lô hội rồi pha vào một muỗng cà phê mật ong. Không dùng cách này khi kinh nguyệt đã diễn ra.
5. Đu đủ xanh
Đu đủ xanh chưa chín có tác dụng như một liều thuốc cho các chứng kinh nguyệt bất thường liên quan đến mãn kinh hoặc căng thẳng.
Cách dùng: Uống nước ép đu đủ xanh trong một vài tháng. Không được uống khi đang trong kỳ kinh nguyệt của bạn.
6. Nghệ
Là một loại thảo mộc có tính ấm nóng, nghệ cũng được xem là phương thuốc hữu ích trong việc điều tiết hormone và làm cân bằng kinh nguyệt. Do mang trong mình chất kích kinh, nghệ giúp kích thích máu kinh chảy.
Ngoài ra, nghệ còn sở hữu tính chống co thắt và chống viêm khiến nó trở thành trợ thủ làm giảm đau bụng kinh cực kỳ hiệu quả.
Cách dùng: Dùng một phần tư thìa cà phê nghệ với sữa, mật ong hoặc đường thốt nốt. Dùng hàng ngày trong vài tuần hoặc cho đến khi bạn thấy sự cải thiện rõ rệt.