Chuyên gia nghiên cứu về lão hóa trong 30 năm nhắc: Sau 45 tuổi, 5 bộ phận này càng sạch thì tuổi thọ càng dài

MINH MINH - Ngày 09/03/2024 18:35 PM (GMT+7)

Giữ thân thể sạch sẽ thôi chưa đủ mà chúng ta còn cần giữ nội tạng sạch mới có thể khỏe mạnh và trường thọ.

Han Mingxiang, 84 tuổi, là người tiên phong trong việc chống lão hóa bằng y học hiện đại Trung Quốc, ông đã nghiên cứu về lão hóa hơn 30 năm.

Ông cho rằng 45 tuổi là giai đoạn đầu của tuổi già, việc chống lão hóa nên bắt đầu càng sớm càng tốt, tốt nhất là không muộn hơn 45 tuổi. Sau 45 tuổi, ngũ tạng trên cơ thể càng sạch sẽ thì cơ thể càng trẻ trung và tuổi thọ càng được kéo dài theo đó.

5 vị trí trên cơ thể càng sạch sẽ càng sống lâu

Sau khi con người bước sang tuổi 45, mọi chức năng trong cơ thể sẽ bắt đầu suy giảm, nhiều loại bệnh tật sẽ dễ dàng ập đến, nhưng nếu 5 nơi này càng sạch sẽ thì cơ thể càng khỏe mạnh và tuổi thọ sẽ cao hơn. 

1. Mạch máu

Tục ngữ có câu: “Con người sống lâu bằng mạch máu của mình”. Mạch máu càng sạch thì tuổi thọ càng dài. Mạch máu “sạch” cũng đồng nghĩa với việc có ít mảng bám và cục máu đông hơn, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não thấp… Nếu không, mạch máu sẽ bị tắc nghẽn và nguồn cung cấp máu bị ảnh hưởng.

Han Mingxiang, 84 tuổi, là người tiên phong trong việc chống lão hóa bằng y học hiện đại Trung Quốc.

Han Mingxiang, 84 tuổi, là người tiên phong trong việc chống lão hóa bằng y học hiện đại Trung Quốc.

2. Ruột

Ruột là cơ quan tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và cũng là cơ quan miễn dịch quan trọng của con người, được mệnh danh là “bộ não thứ hai của cơ thể”. Nếu đường ruột không sạch sẽ hoặc thậm chí chức năng rào cản bị tổn thương sẽ dễ bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và gây ra nhiều loại bệnh. Nếu polyp phát triển trong ruột thì nguy cơ mắc bệnh ung thư đường ruột sẽ gia tăng.

3. Phổi

Phổi là cơ quan quan trọng để cơ thể con người hô hấp, nếu phổi trở nên “bẩn” sẽ dễ dàng xảy ra các bệnh về đường hô hấp như ho, hen suyễn, viêm phổi, ung thư phổi, ảnh hưởng đến các cơ quan trong toàn cơ thể.

4. Gan

Gan là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể con người, có khả năng giải độc, chuyển hóa, tiết mật và tham gia phòng vệ miễn dịch, là “công xưởng quy mô lớn” của cơ thể con người chúng ta. Nếu gan không sạch, chứa nhiều chất béo và virus sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan B và các bệnh khác, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sức khỏe của con người.

Chuyên gia nghiên cứu về lão hóa trong 30 năm nhắc: Sau 45 tuổi, 5 bộ phận này càng sạch thì tuổi thọ càng dài - 2

5. Não

Nếu não không “sạch” thì bạn có thể mắc bệnh Alzheimer. Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được xác định một cách rõ ràng nhưng các nhà khoa học có đưa ra một số giả thuyết như:

- Do sự tích tụ của một loại protein ở trong não dẫn đến chết dần các tế bào não.

- Quá trình lão hóa gây ra sự phá hủy các myelin làm giảm quá trình dẫn truyền thần kinh, kết quả làm chết các tế bào thần kinh.

- Do rối loạn quá trình sản xuất và hoạt động của các chất oxy hóa trong cơ thể.

Thay đổi thói quen để làm sạch nội tạng trước khi 45 tuổi 

Sau 45 tuổi, nếu bạn muốn bảo vệ các cơ quan nội tạng trên được sạch sẽ, không đọng "rác thải" thì nên thực hiện những điều sau ngay từ khi còn trẻ. 

1. Làm sạch mạch máu - bỏ hút thuốc, ăn nhẹ, giảm ngồi lâu, kiểm soát cân nặng, học cách giảm căng thẳng và quản lý "ba cao"

Những người thích hút thuốc nên bỏ thuốc lá để tránh chất độc hại nicotin trong thuốc lá gây co thắt lặp đi lặp lại của nội mô mạch máu, có thể dẫn đến bệnh tim mạch vành sớm và các bệnh xơ cứng động mạch khác.

Những người thích ăn uống đậm đà như quá mặn, quá ngọt hoặc quá nhiều dầu cũng dễ bị béo phì hoặc gây ra huyết áp cao, nguy cơ tắc nghẽn mạch máu tăng lên rất nhiều. Do đó nên ăn uống thanh đạm hơn. 

Đối với người ngồi lâu, máu lưu thông chậm lại, độ nhớt của máu tăng lên, xơ cứng động mạch và bệnh tim mạch vành có thể ập đến bất cứ lúc nào. 

Chuyên gia nghiên cứu về lão hóa trong 30 năm nhắc: Sau 45 tuổi, 5 bộ phận này càng sạch thì tuổi thọ càng dài - 3

Nếu tinh thần căng thẳng, lo âu kéo dài dễ gây hưng phấn thần kinh giao cảm, co mạch và co thắt, tăng áp lực mạch máu.

"Ba cao" đề cập đến huyết áp cao, tăng lipid máu và tăng đường huyết, có liên quan đến tình trạng quá tải của tim mạch và cuối cùng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch vành và đột quỵ.

2. Làm sạch ruột - ăn ít dầu mỡ, ít ngồi lâu, uống nhiều nước, không lạm dụng kháng sinh, ít nhịn đại tiện, ăn uống điều độ.

Thức ăn quá nhiều dầu mỡ dễ phá vỡ sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, khiến ruột bị quá tải, nên ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc giàu chất xơ.

Ngồi trong thời gian dài có thể dễ dàng làm chậm nhu động ruột, dẫn đến táo bón, trĩ và các vấn đề khác.

Uống quá ít nước sẽ khiến phân bị khô, không có nước trong ruột dễ gây táo bón, kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại và còn làm tổn thương vi khuẩn có lợi, lâu dài dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.

Chuyên gia nghiên cứu về lão hóa trong 30 năm nhắc: Sau 45 tuổi, 5 bộ phận này càng sạch thì tuổi thọ càng dài - 4

Thói quen nhịn đại tiênh dễ khiến ruột “chậm chạp” và gây táo bón.

Nếu ăn quá ít, ruột sẽ không có đủ lượng thức ăn dư thừa giúp kích thích nhu động ruột và bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.

3. Làm sạch phổi - bỏ hút thuốc, giữ gìn vệ sinh nhà cửa, tập thể dục thường xuyên và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Phổi của người hút thuốc phần lớn có màu đen và tích tụ nhiều hắc ín, kim loại nặng... trong khói thuốc, về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh về phổi.

Khói dầu, sơn trang trí, các sản phẩm tẩy rửa… trong nhà bếp đều là những nguồn gây ô nhiễm trong nhà, sẽ thải ra một số chất gây kích ứng và gây ung thư, về lâu dài sẽ gây kích ứng khí quản và phổi. Nên sử dụng máy hút mùi dùng để nấu ăn và làm vật liệu trang trí thân thiện với môi trường, để tránh viêm nhiễm hoặc u hạt và các phản ứng khác do các chất có hại gây ra.

Chuyên gia nghiên cứu về lão hóa trong 30 năm nhắc: Sau 45 tuổi, 5 bộ phận này càng sạch thì tuổi thọ càng dài - 5

Tiếp tục tập thể dục có thể tăng cường chức năng phổi và sức đề kháng; ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả có thể chống viêm mà vẫn đảm bảo hấp thụ protein chất lượng cao.

4. Làm sạch gan - tránh béo phì, tránh nghiện rượu, không dùng thuốc bừa bãi, phòng ngừa viêm gan B

Khi bị béo phì, gan sẽ "tăng cân" đầu tiên, sau đó đến eo, cuối cùng là thừa cân tổng thể, nên kiểm soát mức độ béo phì của mình và tránh bị thừa cân.

Khi gan xử lý rượu, nó sẽ tạo ra một số lượng lớn các gốc tự do, đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây bệnh.

Hầu hết các loại thuốc đều được chuyển hóa ở gan, nồng độ thuốc và chất chuyển hóa của chúng ở gan cao hơn nhiều so với các cơ quan khác nên không sử dụng thuốc bừa bãi có thể bảo vệ gan.

Chuyên gia nghiên cứu về lão hóa trong 30 năm nhắc: Sau 45 tuổi, 5 bộ phận này càng sạch thì tuổi thọ càng dài - 6

Viêm gan B chủ yếu lây truyền qua máu, viêm gan B sẽ không lây truyền qua tiếp xúc nếu không tiếp xúc với máu, nên chú ý vệ sinh cá nhân để ngăn ngừa lây truyền, trẻ sơ sinh nên tiêm phòng viêm gan B, người nhiễm bệnh nên tích cực điều trị.

5. Giữ đầu óc sạch sẽ - tránh thức khuya và tiếp tục tập thể dục

Khi não hoạt động vào ban ngày sẽ tạo ra các "rác thải" như protein tau và protein beta-amyloid, những chất này có liên quan đến bệnh Alzheimer.

Trong khi ngủ, não tiết ra dịch não tủy để dọn dẹp những “rác rưởi” này. Nên đi ngủ sớm và cố gắng không thức khuya để não có đủ thời gian hồi phục, kiên trì tập thể dục cường độ cao đều đặn trong thời gian dài có thể nâng cao kỹ năng tim mạch và từ đó thanh lọc não.

Top 6 thói quen giúp sống thọ: Điều đầu tiên càng hiểu sớm càng có cuộc đời khỏe mạnh, an vui
Nhiều người coi thể dục là việc làm quan trọng hàng đầu để kéo dài tuổi thọ nhưng thực tế nó chỉ đứng vị trí cuối cùng trong top 6 thói quen giúp sống...

Sống thọ

Theo MINH MINH (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống thọ