Cô gái đột nhiên không thể đi tiểu vì mỗi lần đau bụng kinh nguyệt lại làm điều này

Ngày 20/05/2019 19:00 PM (GMT+7)

Nhiều chị em phụ nữ mỗi khi tới kì kinh nguyệt đều phải chịu cơn đau bụng kinh hành hạ, hết sức khó chịu. Để chấm dứt cơn đau, một số người sẽ tìm tới thuốc giảm đau để xử lý. Nhưng hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào bởi trường hợp nữ bệnh nhân dưới đây là một minh chứng.

Dược sĩ Cheng Ruojun chia sẻ trong một chương trình y tế về trường hợp một phụ nữ trẻ thường xuyên đi đến hiệu thuốc mua thuốc giảm trong suốt 2,3 năm. Sau đó, người phụ nữ này lần khác tới hỏi mua thuốc lợi tiểu. Lúc này dược sĩ Cheng cảm thấy có chút kỳ lạ.

Khi hỏi mới biết cô gái trẻ kia đã uống ít nhất 10 viên thuốc giảm đau mỗi khi tới kinh nguyệt. Sau khi uống loại thuốc này trong thời gian dài, cô đột nhiên không còn đi tiểu. Ngay lập tức, bác sĩ Chen đề nghị kiểm tra sức khỏe cho cô gái và phát hiện cô bị suy thận.

Cô gái đột nhiên không thể đi tiểu vì mỗi lần đau bụng kinh nguyệt lại làm điều này - 1

Dược sĩ Cheng Ruojun

Theo phân tích của bác sĩ Li Weihao, khoa Sản Phụ khoa, Bệnh viện Chấn Hưng, thuốc giảm đau thường dựa trên thuốc giảm đau chống viêm không steroid, những thuốc này sẽ giúp giảm đau nhanh chóng nhưng cũng có thể gây tổn hại tới thận nếu lạm dụng quá mức, hỏng ống thận và gây viêm thận kẽ. Ngoài ra, lạm dụng loại thuộc này cũng dễ tổn hại đường tiêu hóa, gây loét dạ dày.

Li Weihao giải thích rằng liều an toàn tối đa cho mỗi loại thuốc là khác nhau. Nói chung, nó sẽ không vượt quá ba bữa một ngày và bốn lần trước khi đi ngủ. 

Cô gái đột nhiên không thể đi tiểu vì mỗi lần đau bụng kinh nguyệt lại làm điều này - 2

Lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây hại thận.

Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp để giúp thải ra chất đệm lót tử cung. Hormone, như các chất (prostaglandin) liên quan đến đau và viêm, gây ra các cơn co thắt cơ tử cung. Nồng độ prostaglandin cao thường đi kèm với đau bụng kinh nghiêm trọng.

Co thắt nghiêm trọng có thể dẫn đến co các mạch máu nuôi tử cung. Khi một phần cơ mất một thời gian ngắn để cung cấp oxy sẽ gây ra đau.

Đau bụng kinh cũng có thể do các yếu tố sau gây ra:

- Lạc nội mạc tử cung: trong tình trạng này, các mô tuyến tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung, thường gặp nhất trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp khung xương chậu.

- U xơ tử cung: tình trạng phát triển các tế bào không bị ung thư trong thành tử cung có thể là nguyên nhân gây ra đau đớn.

- Lạc nội mạc trong cơ tử cung: trong điều kiện này, các mô tuyến tử cung bắt đầu phát triển thành các bức tường cơ tử cung.

- Bệnh viêm vùng chậu (PID): bệnh nhiễm khuẩn của cơ quan sinh dục nữ thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.

- Hẹp cổ tử cung: ở một số phụ nữ, hẹp cổ tử cung có thể cản trở dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn.

Trong trường hợp đau bụng kinh, điều quan trọng nhất là xác định nguyên nhân, sau đó bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp. Nếu là một cơn đau thông thường có thể bổ sung vitamin E, tập thể dục hoặc yoga vừa phải, hoặc châm cứu, uống thuốc tránh thai,...

Người phụ nữ kinh nguyệt bất thường, đau bụng, đi khám phát hiện khối u lớn
Phụ nữ thường bỏ qua những dấu hiệu như lượng kinh nguyệt nhiều, đau bụng kinh bởi cho rằng đây là dấu hiệu bình thường, bác sĩ cảnh báo phụ nữ cẩn...
Minh Minh (Dịch từ ETToday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kinh nguyệt