Cô gái giảm cân ngoạn mục nhờ ăn khoai lang nửa năm nhưng gặp một tác dụng phụ đáng sợ

Ngày 13/07/2022 09:20 AM (GMT+7)

Khoai lang giúp ích cho cơ thể bạn, nhưng chưa chắc ăn nhiều đã tốt. Tình huống của một phụ nữ trẻ ngày nào cũng ăn khoai lang trong 6 tháng có thể là lời cảnh báo cho nhiều người.

Nhiều người nói rằng củ khoai lang là vua chống ung thư, tốt cho sức khỏe và giảm cân hiệu quả. Một phụ nữ Mỹ tên Alysha đã ăn 5 củ khoai lang mỗi ngày suốt 6 tháng để giảm cân. Mặc dù hiệu quả rõ rệt, cô cũng nhận thấy rằng da mình chuyển từ trắng sang sắc vàng, các móng tay đều bắt đầu ngả màu, không sáng bóng như trước.

Lúc đầu, cô nghĩ rằng mình bị rám nắng, nhưng sau đó cô thấy bất thường và đi khám. Sau khi tìm hiểu chế độ ăn uống của cô, bác sĩ phân tích rằng chính khoai lang đã khiến da cô gái trở nên vàng. Nguyên do là beta carotene (chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể) trong khoai lang quá nhiều, gây vàng da. Sau khi điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình, làn da của Alysha dần trở lại bình thường.

Các màu sắc của củ khoai lang. (Ảnh minh họa).

Các màu sắc của củ khoai lang. (Ảnh minh họa). 

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày (RDA) là 900 microgam đối với nam giới và 700 microgam đối với phụ nữ. Một củ khoai lang nướng cả vỏ chứa 1.403 microgam vitamin A, gấp đôi lượng bạn thực sự cần.

Các nghiên cứu cho thấy lạm dụng vitamin A có thể gây ra một số thiệt hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến chứng tăng vitamin A. Điều này có nghĩa là lượng vitamin A dư thừa sẽ được dự trữ trong gan và có thể tích tụ theo thời gian, gây ra ngộ độc vitamin A

Bác sĩ chỉ ra, ăn khoai lang tốt cho tiêu hóa nhưng ăn quá nhiều lại có thể gây tác dụng phụ. Thậm chí, nếu ăn quá nhiều khoai lang, bạn còn có thể gặp các vấn đề sau:

Ợ chua, xì hơi 

Chất oxydase có trong khoai lang dễ tạo ra khí trong đường tiêu hóa, khiến bạn cảm thấy chướng bụng, ợ hơi, xì hơi liên tục nếu ăn quá nhiều khoai lang. Hàm lượng đường cao trong khoai lang có thể thúc đẩy quá trình tiết axit dạ dày và gây ra chứng ợ nóng.

Trào ngược axit

Dạ dày mất khá nhiều thời gian để tiêu hóa khoai lang bạn nạp vào cơ thể. Đường sẽ kích thích dạ dày tiết axit dịch vị và tăng cường co bóp, dễ gây trào ngược axit lên thực quản. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều khoai lang. Lượng hợp lý nhất chỉ nên ở mức 50-100 gam mỗi ngày.

Rối loạn thận, tim 

Với người bệnh có tiền sử thận yếu, thận hư, khả năng loại bỏ kali dư thừa trong cơ thể cũng sẽ bị yếu đi. Khoai lang lại chứa nhiều kali, do đó, khi bạn thận yếu mà ăn quá nhiều khoai, lượng kali trong cơ thể sẽ tăng cao, dẫn đến chứng rối loạn nhịp tim, yếu tim... Khoai lang chứa nhiều oxalat có thể làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận canxi-oxalat. 

Ăn khoai đúng liều lượng tốt thế nào? 

Khoai lang được đánh giá cao về hiệu quả giúp giảm cân. Một số lý thuyết nói rằng loại củ này có thể tiêu diệt 98% tế bào ung thư trong cơ thể. Viện nghiên cứu phòng chống ung thư quốc gia Nhật Bản đã tiến hành phân tích chi tiết tác dụng chống ung thư của rau củ quả, trong đó có khoai lang. Nghiên cứu theo dõi thói quen ăn uống của 260.000 người, sau đó thống kê: Khoai lang nấu chín và khoai lang sống có khả năng chống ung thư mạnh nhất trong số hơn 20 loại rau, tỷ lệ ức chế tế bào ung thư lên tới 98%. Điều này là do khoai lang có chứa một chất hóa học gọi là hydroepiandrosterone, có thể ức chế sự xuất hiện của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết và ung thư vú.

Khoai lang cũng có thể giúp mắt khỏe mạnh hơn, nhờ vào thành phần vitamin A có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào mắt của bạn. Một điều thú vị khác là khoai lang có tác dụng đối với trí nhớ và khả năng học tập thông qua việc giảm viêm trong não, tuy nhiên tác dụng này mới chỉ được nghiên cứu trên chuột.

Khoai lang dễ ăn, dễ chế biến. (Ảnh minh họa)

Khoai lang dễ ăn, dễ chế biến. (Ảnh minh họa)

Ăn khoai lang sao cho đúng cách? 

Chọn khoai lang ngon: Khi mua khoai lang, hãy chọn những củ có màu sắc đậm. Một số nghiên cứu cho thấy khoai lang có màu càng đậm, tím đậm... có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các củ màu nhạt. Nếu bạn đảm bảo được nguồn gốc khoai lang an toàn, không bị phun thuốc, tốt nhất nên ăn nguyên vỏ, vì vỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa. 

Chế biến khoai lang: Hấp, nướng và luộc đều mang lại món ăn ngon, giữ được các chất dinh dưỡng khác nhau trong củ khoai. Bạn cũng có thể làm bánh, làm chè, làm món nghiền... đều ngon và bổ. Chỉ cần lưu ý không nấu quá chín khoai lang, vì nấu quá lâu có thể làm mất chất dinh dưỡng trong củ. Bạn cũng chỉ nên ăn với số lượng vừa phải. Tránh ăn khoai lang khi đói hay vào tối muộn, không tốt cho hệ tiêu hóa. 

Nếu bạn mua số lượng nhiều, nên bảo quản khoai đúng cách ở nơi khô ráo, thoáng mát. Củ khoai dễ hư hỏng hơn bạn nghĩ, vì vậy tốt nhất là bạn nên sử dụng chúng trong vòng một tuần sau khi mua.

Tác dụng của khoai lang và những lưu ý khi ăn khoai lang
Tác dụng của khoai lang đối với sức khoẻ là gì? Liệu ăn nhiều loại củ này tác dụng phụ không?

Thực phẩm phòng bệnh

Theo Thùy Linh (Dịch từ Eatthis) 
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe