Hai từ trầm cảm ngày càng phổ biến và ngày càng nghiêm trọng hơn khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo trầm cảm sẽ là nguyên nhân gây chết người và làm mất năng lực ở người cao thứ hai toàn cầu vào năm 2020.
Hai thách thức lớn trong chữa trị trầm cảm là thành kiến xã hội và bản thân người bệnh không nhận biết mình bị bệnh. Công nhận và công khai mình có vấn đề về sức khỏe tâm thần là điều không dễ dàng. Một cuộc khảo sát ở Ấn Độ cho thấy tỉ lệ người chịu công khai tình trạng trầm cảm của mình với người khác là 50%.
Nhưng theo các chuyên gia, dù có thể không công khai nhưng ít nhất người bệnh cần phải nhận biết, thừa nhận mình có bệnh và tham gia điều trị thì mới mong khỏi được. Nhận biết dấu hiệu trầm cảm là việc quan trọng đầu tiên, có thể dựa vào một số triệu chứng: mệt mỏi, mất năng lượng, đau nhức cơ thể, khó ngủ, hay cáu gắt, thay đổi thói quen ăn uống, mất tự tin, mất tập trung, khó ra quyết định, khép kín, hay gây sự, buồn chán, khó cảm nhận niềm vui. Theo các chuyên gia, trầm cảm nếu được phát hiện và can thiệp sớm sẽ hiệu quả hơn để lâu và giảm hệ lụy (mất năng lực làm việc, không hạnh phúc, thậm chí tự tử…).
Nếu tình trạng này không được can thiệp, kéo dài từ sáu tháng đến một năm và các triệu chứng ngày càng nặng thì đã ở mức độ nặng cần điều trị ở bệnh viện.
Vào đây để theo dõi toàn bộ câu chuyện Trầm cảm bà bầu trước và sau sinh