Con gái mới 7 tuổi nhưng đã có kinh nguyệt khiến người mẹ vô cùng lo lắng vội vã đưa con đi khám. Khi biết được nguyên nhân người mẹ rất hối hận.
Bác sĩ Wu Wei, Bệnh viện Tongji, Đại học Y khoa Tongji, Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong mới đây đã chia sẻ về một trường hợp trẻ bị dậy thì sớm mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Cô bé Wen Wen, 7 tuổi nhưng đã cao 1,2 mét, nặng 60kg và có kinh nguyệt như người lớn. Thấy con còn nhỏ lại bị chảy máu "vùng kín", nghi con có kinh nguyệt, người mẹ rất lo lắng nên mau chóng đưa tới bệnh viện. Bác sĩ kiểm tra phát hiện ngực của Wen Wen cũng có dấu hiệu phát triển.
Ảnh minh họa
Lúc này mẹ của Wen Wen thừa nhận từ năm 6 tuổi đã thấy ngực của con hơi nhô cao so với bình thường. Sau khi tìm hiểu thêm, bác sĩ biết rằng Wen Wen thường thích ăn tất cả các loại đồ ăn nhẹ, đặc biệt là đồ chiên. Năm 5 tuổi, Wen Wen đã rất béo nhưng gia đình cảm thấy con mũm mĩm mới dễ thương nên không quan tâm và càng tích cực tẩm bổ hơn.
Kết quả chấn đoán của bác sĩ khiến cho người mẹ sau đó vô cùng sốc, con gái cô dậy thì sớm, dự đoán chiều cao tối đa là dưới 1,5 mét.
Trẻ như thế nào được gọi là dậy thì sớm?
Dậy thì sớm ở trẻ tức là trẻ có các dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi và thường xuất hiện nhiều ở bé gái. Trẻ được gọi là dậy thì sớm khi:
- Bé gái phát triển ngực trước 8 tuổi, môi âm hộ to hơn, mọc lông mu và có kinh nguyệt trước 10 tuổi.
- Bé trái phát triển tinh hoàn trước 9 tuổi và dần dần phát triển dương vật, lông mu xuất hiện, giọng nói trở nên trầm hơn và có râu.
- Cả bé trai và bé gái đều tăng chiều cao vượt trội và ngừng tăng trưởng sớm.
Theo thống kê, các bé gái có thể phát triển chiều cao trung bình tới 5-7,5 cm sau khi có kinh. Sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại hoặc dừng hẳn. Điều này cũng đúng với các bé trai, vì vậy việc xác định sớm là quan trọng nhất trong chẩn đoán dậy thì sớm. Hàng năm, đưa trẻ đến phòng khám chuyên khoa để kiểm tra thể chất thường xuyên , bạn có thể phát hiện sớm các vấn đề của trẻ.
Dậy thì sớm ảnh hưởng tới trẻ như thế nào?
1. Ảnh hưởng đến chiều cao
Trẻ em dậy thì sớm có xu hướng phát triển chiều cao nhanh hơn và dường như cao hơn so với trẻ cùng tuổi. Tuy nhiên, do sự giải phóng sớm của hormone giới tính, epiphysis bị đóng cửa sớm hơn và thời gian tăng trưởng ngắn hơn so với trẻ bình thường.
2. Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
Sự xuất hiện sớm của các đặc điểm tình dục thứ cấp có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, xấu hổ, đặc biệt là các bé gái, không thể đối phó với tác động của kinh nguyệt đối với cuộc sống và tầm nhìn của người khác, sẽ làm tăng gánh nặng tâm lý.
Yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm
1. Béo phì
Theo một số lượng lớn các nghiên cứu dịch tễ học, béo phì là nguyên nhân chính gây ra dậy thì sớm ở trẻ em. Mặc dù các thực phẩm như sữa ong chúa, gà rán và các thực phẩm khác không trực tiếp gây ra dậy thì sớm nhưng tiêu thụ lâu dài những loại thực phẩm đó có thể dẫn đến béo phì, từ đó gây ra dậy thì sớm.
2. Thuốc chứa nội tiết tố
Uống phải các loại thuốc có kích thích tố sinh dục (như thuốc tránh thai), tiếp xúc với trang điểm có chứa hormone và các sản phẩm chăm sóc da cũng có thể dẫn đến dậy thì sớm.
3. Ô nhiễm môi trường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số chất gây rối loạn nội tiết trong các chất ô nhiễm môi trường cũng có thể gây ra dậy thì sớm, chẳng hạn như bisphenol A (BPA), phthalates (chất hóa dẻo), PCB (biphenyls polychlorin hóa), POP...
4. Các bệnh khác
Chẳng hạn như khối u nội sọ, khối u tuyến sinh dục, luteinoma, khối u tuyến thượng thận tuyến thượng thận, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh có thể dẫn tới dậy thì sớm.