Bột sắn dây được sử dụng như một thức uống giải khát đối với người Việt Nam. Công dụng bột sắn dây đối với sức khỏe cũng được nhiều người chú ý.
Bột sắn dây là gì?
Bột sắn dây là một sự thay thế tốt cho bột mỳ trong nhiều công thức nấu ăn. Bột sắn dây làm từ củ sắn dây. Sắn dây là một loại cây lấy củ và có hình dạng tương tự như củ khoai lang. Sắn mọc ở nhiều quốc gia và là thực phẩm chính trong chế độ ăn của khoảng 800 triệu người trên toàn thế giới. Đây là một loại củ rất giàu carbohydrate và chứa các vitamin, khoáng chất quan trọng. Để làm ra bột sắn, người ta phải nạo sắn, phơi khô rồi xay thành bột mịn.
Công dụng bột sắn dây
Bột sắn dây có chứa carbohydrate, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Bột sắn cũng chứa tinh bột kháng. Đây là những loại tinh bột mà ruột non không tiêu hóa được. Tinh bột kháng hoạt động theo cách tương tự chất xơ, chúng đi từ ruột non vào ruột kết và bắt đầu lên men.
Tinh bột kháng thúc đẩy sức khỏe đường ruột bằng cách bổ sung các men vi sinh có lợi.
Bột sắn dây tốt cho sức khỏe tiêu hóa và ruột kết
Khi tinh bột kháng trong bột sắn dây lên men bên trong ruột kết, nó sẽ nuôi các vi khuẩn lành mạnh ở đó. Trong quá trình này, tinh bột biến thành các axit béo chuỗi ngắn. Một trong những axit béo chuỗi ngắn này là butyrate. Butyrate là một thành phần quan trọng trong các tế bào của ruột kết.
Sắn dây tốt cho sức khỏe đường ruột
Butyrate cũng có thể làm giảm mức độ viêm nhiễm bên trong ruột kết. Điều này có thể giúp chống lại nhiều vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như ung thư trực tràng và viêm loét đại tràng.
Điều này có nghĩa là butyrate cũng có thể giúp bảo vệ phòng ngừa các vấn đề viêm nhiễm khác trong ruột và ruột kết, bao gồm:
- Táo bón
- Bệnh tiêu chảy
- Bệnh Crohn
- Viêm ruột thừa
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về những tác động tích cực này của tinh bột kháng đều liên quan đến động vật chứ không phải con người. Cần có thêm nhiều nghiên cứu trên người để tìm hiểu xem liệu những lợi ích này có ảnh hưởng đến con người hay không.
Phòng ngừa béo phì, tiểu đường
Bột sắn có nhiều tinh bột kháng. Một nghiên cứu năm 2012 đã cho những người đàn ông thừa cân hoặc béo phì ăn 15-30 gam (g) tinh bột kháng mỗi ngày. Những người đàn ông này sau đó cho thấy sự nhạy cảm với insulin tăng lên so với những người không ăn tinh bột kháng.
Bằng cách tăng độ nhạy insulin của một người, tinh bột kháng có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa các rối loạn như béo phì, tiểu đường và bệnh tim.
Trong quá trình nghiên cứu, những người tham gia là nữ không cho thấy kết quả tương tự. Do đó, cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn.
Làm đẹp da, làm mờ vết tàn nhang
Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, đẩy lùi các loại độc tố tích tụ trong cơ thể nhanh chóng, làm giảm mụn, trả lại cho bạn làn da trắng sáng, mịn màng. Trong sắn dây chứa nhóm hoạt chất Isoflavone có tác dụng đặc biệt là làm mờ nám và tàn nhang. Ngoài ra, bột sắn dây còn có thể sử dụng như một nguyên liệu giúp tẩy tế bào chết tự nhiên rất hiệu quả.
Giải khát
Bên cạnh những tác dụng trên, bột sắn dây còn có công dụng giải khát, đặc biệt là cho những người bị cao huyết áp, đau đầu và bị nhiệt miệng. Hòa bột sắn dây vào nước đun sôi để nguội, thêm đường, khuấy đều để uống giúp bớt khát, đỡ mệt, chống được say nắng. Có thể dùng bột sắn dây phối hợp với rau má cho thêm mát và công hiệu hơn.
Giúp giảm cân
Một nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy ăn 30g bột sắn dây mỗi ngày trong 6 tuần làm giảm mức độ các hormone gây đói ở những người khỏe mạnh bị thừa cân. Trong chế độ ăn uống, tinh bột kháng có trong bột sắn dây cũng giúp một người cảm thấy ít đói hơn vào buổi sáng.
Bột sắn dây giúp no lâu và giảm cân
Do đó, những ai muốn giảm cân có thể sử dụng thêm bột sắn dây trong chế độ ăn uống của họ để giúp hỗ trợ giảm cân. Bằng cách tăng cảm giác no sau bữa ăn và tăng khoảng thời gian cảm thấy no, chúng ta có thể ngăn chặn việc ăn vặt và giảm lượng calo tiêu thụ hàng ngày.
Cách dùng bột sắn dây
Sắn dây có tính hàn, không nên cho trẻ em sử dụng ở dạng sống. Bởi cơ thể trẻ còn rất non nớt, hệ tiêu hóa chưa được phát triển đầy đủ nên khi cho trẻ sử dụng bột sắn dây sống sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc lạnh bụng.
Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai mà cơ thể bị lạnh và mệt mỏi thì không nên uống nước sắn dây vì sẽ làm tăng tính lạnh khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn. Tuyệt đối không cho thai phụ có dấu hiệu bị động thai sử dụng bột sắn dây vì có thể sẽ khiến cho dạ con bị co bóp dẫn đến sảy thai.
Chỉ nên uống 1 cốc nước sắn dây/ngày. Tốt nhất nên đun chín bột sắn dây với lượng nước vừa đủ sao cho hỗn hợp sền sệt và chỉ nên cho 1 chút đường. Nếu dùng bột sắn dây giải rượu uống với đường thì nên pha vừa đủ ngọt.
Không nên kết hợp bột sắn dây với mật ong vì có thể gây ngộ độc.
Nhiều người cũng thắc mắc là uống bột sắn dây lúc nào tốt nhất. Thời điểm thích hợp để uống bột sắn là sau ăn trưa hoặc tối 1 tiếng, như vậy sẽ phát huy được hết tác dụng vốn có của bột sắn dây.
Nguồn tham khảo: All about cassava flour – đăng tải trên trang tin y tế Medical News Today. Xuất bản ngày 20/5/2021. |