Củ cải trắng được ví như “nhân sâm mùa đông” do có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe, giúp chữa bệnh.
Tục ngữ có câu: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, cả năm không phải đến gặp bác sĩ”, đây là lời ca tụng của mọi người đối với giá trị sức khỏe của củ cải và củ gừng. Củ cải ở đây chính là củ cải trắng. Đang là mùa đông, đây là thời điểm thích hợp để ăn củ cải. Tất nhiên, ăn củ cải cũng cần có phương pháp, nếu ăn sai cách thì không những không có tác dụng bồi bổ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Củ cải rất giàu chất dinh dưỡng, nguyên tố vi lượng và các enzyme như vitamin C, vitamin A, vitamin B, iốt, canxi, sắt, phốt pho, đường, chất béo, protein và nhiều loại enzyme khác.
Theo Đông Y, củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày,… Củ cải được dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được.
Ở Pháp, đã có nhiều thí nghiệm về việc sử dụng số lượng lớn nước củ cải trắng nhằm hỗ trợ phục hồi cho những bệnh nhân có các bệnh ác tính.
Tác dụng của củ cải đối với sức khỏe
1. Ăn củ cải sống giúp thúc đẩy tiêu hóa. Thời tiết chuyển mùa đông lạnh giá, hoạt động của con người suy giảm, dễ sinh tích tụ thức ăn trong đường ruột, củ cải trắng có thể giúp loại bỏ chất thải trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt, lượng enzyme phong phú của nó có thể phân hủy tinh bột trong thức ăn, đồng thời nó cũng có thể phân giải thức ăn tích tụ trong dạ dày.
2. Củ cải chưng đường phèn giúp nhuận phổi, trị ho, hoặc ăn sống cũng có tác dụng tương tự, vì củ cải có tính mát lại chứa nhiều nước. Ngoài ra, mùa đông thời tiết hanh khô, nên ăn củ cải chưng đường phèn có thể làm giảm tình trạng khô môi, nứt nẻ.
3. Củ cải ngâm mật ong có thể làm dịu cơn đau họng. Nhờ khả năng tiêu viêm, kháng viêm vốn có của củ cải, nên vào mùa đông, những ai bị đau họng, nghẹt mũi do cảm lạnh có thể tự làm "kẹo củ cải" để "xử lý" các triệu chứng trên.
4. Củ cải trắng nấu xương phòng ngừa ung thư. Củ cải là một trong số thực phẩm tốt nhất, thành phần dinh dưỡng phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C rất cao giúp cơ thể chống lại tác động xấu của vi-rút.
Trong củ cải chứa dầu cải và glycosid, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư càng cao. Nó đặc biệt có tác dụng trong việc phòng chống ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết và ung thư thận.
5. Thịt kho củ cải giúp giảm nóng trong, tiêu đờm. Vào mùa đông, người dân thường ăn nhiều thịt nên dễ có đờm và bị nóng. Khi ăn thịt lợn nấu củ cải hoặc thịt bò hầm củ cải, thịt cừu hầm củ cải..., cơ thể không những đỡ nóng trong mà còn được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng.
Chú ý những điểm sau khi ăn củ cải:
1. Củ cải trắng và nấm, mộc nhĩ
Hai loại thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Nguy hiểm hơn, nó còn làm cơ thể bị mất nước trầm trọng và tổn thương lá lách.
Củ cải kết hợp với mộc nhĩ sẽ khiến cho những người có cơ địa nhạy cảm bị viêm da. Chính vì thế, tốt nhất là không nên ăn cùng lúc hại loại thức ăn này.
2. Tuyệt đối không ăn củ cải với cà rốt
Trong củ cải trắng chứa lượng vitamin C cực cao, rất tốt cho sức khỏe của con người, trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzyme, vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C, ăn cùng lúc sẽ làm mất đi công dụng của củ cải trắng.
3. Củ cải trắng và quả cam
Tuyệt đối không được ăn củ cải trắng chung với cam. Lúc đó, flanovoid có trong cam và thiosulfate trong củ cải sẽ tạo ra phản ứng hóa học, tạo nên một lượng lớn thiocyanate. Chất này quá nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.