Củ đậu được nhiều người thích nhưng không phải ai cũng nên ăn, ăn nhiều rước họa vào thân.
Cây củ đậu hay củ sắn nước là một cây dây leo có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ. Là thành viên của họ đậu, tên khoa học của củ đậu là Pachyrhizus erosus. Cái tên tiếng Anh "Jicama" xuất phát từ từ "Xīcamatl" trong tiếng Mexico, có nghĩa là "rễ củ". Đây là loại cây củ có vỏ màu nâu, thịt trắng, giòn, vị hơi ngọt, phần ăn được nằm dưới đất là củ. Củ đậu nhiều lợi ích dinh dưỡng nhưng bạn cũng phải coi chừng tác dụng phụ của nó.
Củ đậu chứa nhiều nước, chất xơ. (Ảnh minh họa).
Giá trị dinh dưỡng củ đậu
Củ đậu là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin C và kali dồi dào. Đây cũng là một loại thực phẩm ít calo, điều này khiến nó trở thành lựa chọn lành mạnh giúp bạn giữ sức khỏe nếu ăn kiêng. Củ đậu có thể được ăn sống, nấu chín hoặc ngâm muối. Trong 130 gam củ đậu có các dinh dưỡng sau:
49 calo
0,1 gam chất béo
5,2 miligam natri
195 miligam kali và 11 gam tổng lượng carbohydrate
6 gam chất xơ
2,3 gam đường tự nhiên
0,9 gam protein
43% giá trị vitamin C hàng ngày, 1% giá trị canxi hàng ngày, 2% axit pantothenic và 4% giá trị sắt hàng ngày người trưởng thành cần.
Nguồn vitamin B6 lành mạnh.
Nhiều người ăn củ đậu để giải nhiệt, giảm cân. (Ảnh minh họa)
10 lợi ích sức khỏe của củ đậu
1. Cung cấp chất xơ
Chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe đường ruột, giúp cho ruột già sạch sẽ và khỏe mạnh. Chất xơ cũng hỗ trợ hấp thụ nước và giữ cho cơ thể nhẹ nhàng. Chất xơ của củ đậu giúp tiêu hóa, giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, loại củ này giúp vận chuyển thức ăn thô kịp thời và giúp cơ thể hấp thụ đủ nước.
2. Chứa prebiotic
Prebiotic là thức ăn cho vi khuẩn tốt trong dạ dày. Chúng được lên men bởi vi khuẩn tốt trong ruột, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Củ đậu chứa inulin, một loại prebiotic nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong ruột. Điều này có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và khả năng miễn dịch. Tác dụng lâu dài của loại củ này là nó còn giúp chống nhiễm trùng.
3. Chứa probiotic
Probiotic là vi khuẩn sống, tương tự như vi khuẩn tốt sống tự nhiên trong ruột. Những vi khuẩn này giúp phá vỡ thức ăn phức tạp và hấp thụ chất dinh dưỡng. Củ đậu có thành phần giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Cả hai hợp chất này đều giúp bảo vệ lớp lót bên trong ruột và giữ cho bạn khỏe mạnh.
4. Giàu chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ ruột khỏi bị hư hại. Những hợp chất này cũng giữ cho mô liên kết luôn khỏe.
Các chất chống oxy hóa trong củ đậu có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư. Đặc biệt, củ đậu đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết.
Ăn củ đậu có nhiều lợi ích. (Ảnh minh họa).
5. Cung cấp nước
Nước rất cần thiết cho sức khỏe đường ruột, giúp chức năng cơ trơn và loại bỏ độc tố. Đó là một trong những lợi ích nổi bật nhất của củ đậu.
6. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Củ đậu chứa chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm mức cholesterol và giúp chống lại các bệnh về tim. Nhịp tim cao hơn đảm bảo cơ thể bạn đốt cháy nhiều chất béo hơn và bảo vệ gan khỏi phát triển hội chứng gan nhiễm mỡ.
7. Thúc đẩy quá trình tiêu hóa
Chất xơ trong củ đậu có thể giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru.
8. Hỗ trợ giảm cân
Nước ép củ đậu bao gồm lượng calo thấp, vì thế, thực phẩm giàu chất xơ này có thể giúp bạn cảm thấy no.
Tác dụng phụ của củ đậu
Củ đậu ngon và có nhiều lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng mọi thứ chỉ tốt cho sức khỏe nếu được ăn với số lượng vừa phải. Củ đậu có một số tác động xấu đến cơ thể trong các trường hợp sau:
1. Đầy hơi
Củ đậu là thực phẩm giàu chất xơ có thể gây ra đầy hơi ở một số người. Nếu bạn nhạy cảm với chất xơ, bạn có thể bắt đầu bằng cách ăn một lượng nhỏ và tăng dần lượng ăn vào. Nếu bạn có cơ địa dễ bị đầy hơi, nên tránh dùng củ đậu hoặc chỉ nên ăn với mức độ vừa phải.
Salad củ đậu kết hợp một số loại rau quả vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
2. Khó tiêu
Củ đậu cũng có thể gây khó tiêu ở một số người, vì đây là thực phẩm giàu chất xơ nên khó tiêu hóa. Nếu bạn có dạ dày nhạy cảm, bạn có thể tránh dùng hoặc chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải.
3. Phản ứng dị ứng
Đôi khi, mọi người có thể gặp phản ứng dị ứng với củ đậu. Một số người bị dị ứng do hợp chất trong rau củ gây ngứa. Bạn cũng có thể bị ngứa và tấy đỏ ở cổ họng. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu ăn củ đậu sống khiến bạn gặp vấn đề, tốt nhất nên ăn bằng cách nấu chín củ, ví dụ xào, làm củ muối. Ngâm củ đậu trong nước một giờ trước khi ăn cũng có thể giúp giảm hàm lượng chất xơ. Ngoài ra, hầu hết các loại rau đều mất đi các hợp chất có hại hòa tan trong nước sau khi ngâm.