Cứ ngỡ ăn cay hại dạ dày hóa ra ăn chung với thứ này nên dạ dày nhiều người Việt mới sớm hỏng

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 17/03/2023 14:20 PM (GMT+7)

Gia vị cay cũng có nhiều tác dụng với cơ thể nếu biết lựa chọn ăn đúng thời điểm, ăn đúng cách.

Khi nói đến ăn cay, mọi người sẽ nghĩ ngay đến quả ớt và thường đổ lỗi ăn cay là nguyên nhân gây đau dạ dày. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của chuyên gia thì sự thực không phải vậy.

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh - nguyên Trưởng khoa Vi chất (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, khi nói ăn cay gây đau dạ dày là chưa hoàn toàn chính xác và mọi người cũng cần hiểu vấn đề này cho đúng. Bởi các loại gia vị cay cũng có những tác dụng nhất định với cơ thể, chúng chỉ gây hại cho sức khỏe khi ăn sai cách.

Theo bác sĩ Ninh, đồ ăn cay mà cụ thể như ớt chỉ gây đau dạ dày trong trường hợp người ăn đang có vấn đề về dạ dày như bị viêm loét, trào ngược, ung thư dạ dày hoặc những người đang bị căng thẳng, stress nếu ăn cay cũng làm tăng hoặc thúc đẩy cơn đau trầm trọng hơn.

Người bình thường nếu ăn đồ cay như một loại gia vị đơn thuần thì không gây đau dạ dày. (Ảnh minh họa)

Người bình thường nếu ăn đồ cay như một loại gia vị đơn thuần thì không gây đau dạ dày. (Ảnh minh họa)

Một trường hợp khác là mọi người ăn cay kèm theo chua và mặn, tất cả cộng hưởng vào cũng làm cho dạ dày bị kích ứng, nhất là ăn khi đói. “Tôi ví dụ như khi bụng đang đói, nhiều người ăn quả sấu hay quả nhót có vị chua, rồi chấm với muối ớt có vị cay và mặn, khi đó dạ dày tăng tiết dịch vị và bị ảnh hưởng”, bác sĩ Ninh lấy ví dụ. Vì vậy, những người như đã nói trên không nên hoặc hạn chế ăn cay.

Đối với người không có vấn đề gì về dạ dày, sử dụng đồ ăn cay đúng với bản chất của một loại gia vị và không ăn lúc đói sẽ không bị ảnh hưởng, miễn sao liều lượng sử dụng ở ngưỡng cơ thể chịu đựng được. “Khi ăn vừa đủ sẽ không vấn đề gì, thậm chí còn kích thích vị giác, tăng độ ngon của món ăn. Tất nhiên, với người bình thường mà ăn ớt như kiểu ăn để thi đấu, ăn với số lượng lớn không chỉ dạ dày mà nhiều bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng”, PGS Ninh chia sẻ.

Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Hà Nội cho biết gia vị cay không phải nguyên nhân gây đau hay viêm loét dạ dày. Điển hình nhất là quả ớt, ai cũng nghĩ ăn ớt gây đau dạ dày nhưng thực tế chúng lại có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm tăng nhiệt độ cho cơ thể, được trồng làm gia vị và làm thuốc.

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết ớt không phải tác nhân gây đau, viêm loét dạ dày, chúng còn có lợi cho dạ dày nếu ăn điều độ, đúng cách.

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết ớt không phải tác nhân gây đau, viêm loét dạ dày, chúng còn có lợi cho dạ dày nếu ăn điều độ, đúng cách.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trái ớt có chứa chất capsaicin có khả năng ức chế vi khuẩn helicobacter pylori - nguyên nhân phổ biến gây ra vết loét dạ dày. Capsaicin trong ớt còn có lợi cho người bệnh ung thư dạ dày và ung thư tuyến tiền liệt, có khả năng tấn công trung tâm năng lượng của các tế bào ung thư, qua đó, hỗ trợ tiêu diệt tế bào ác tính.

Tuy nhiên, capsaicin gây nóng khi tiếp xúc. Vì thế nếu ăn ớt ở một lượng vừa phải, dạ dày vẫn có khả năng tự bảo vệ, c òn ăn nhiều sẽ gây nên một số tác hại, điển hình là tình trạng rối loạn tiêu hóa, dẫn tới tiêu chảy.

Để bảo vệ dạ dày nói riêng, đường tiêu hóa nói chung, PGS Nguyễn Xuân Ninh khuyến cáo mọi người cần ăn đầy đủ, đúng bữa, không được để bụng đói đến mức cồn cào. Ngoài ra, cần có tinh thần thoải mái, tránh bị stress, không sử dụng rượu bia, ngủ đủ giấc… sẽ giúp bảo vệ dạ dày tốt nhất.  

Phụ nữ văn phòng ăn trưa xong thường làm một việc, bác sĩ cảnh báo đó là tử huyệt khiến dạ dày kêu cứu
Nhiều chị em dù ăn uống đầy đủ, đúng giờ nhưng vẫn bị đau dạ dày mà không biết nguyên nhân vì sao. Ths.BS Hà Hải Nam - Phó khoa Ngoại bụng 1, Bệnh...

Đau dạ dày

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề PGS.TS.Nguyễn Xuân Ninh