Dấu hiệu suy tim ai cũng cần phải biết để tự cứu chính mình

Ngày 02/10/2018 08:00 AM (GMT+7)

Căn bệnh suy tim vô cùng nguy hiểm, là nguyên nhân trực tiếp gây ra các căn bệnh về tim, khiến người bệnh dễ tử vong.

Một cách hay để ngăn ngừa suy tim là phòng tránh và kiểm soát các chứng bệnh, chẳng hạn như động mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường hoặc béo phì.

Để có thể ngăn ngừa được bệnh, mọi người cần phải bổ sung những hiểu biết rõ ràng về suy tim.

Suy tim là gì?

Suy tim, đôi khi được gọi là suy tim sung huyết, xảy ra khi cơ tim không bơm máu. Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là động mạch trong tim bị hẹp (bệnh động mạch vành) hoặc huyết áp cao, dần dần khiến tim quá yếu hoặc quá cứng để có thể lấp đầy và bơm máu hiệu quả.

Không phải tất cả các tình trạng dẫn đến căn bệnh này có thể chữa khỏi, nhưng các phương pháp điều trị sẽ cải thiện dấu hiệu và triệu chứng, giúp bạn sống lâu hơn.

Thay đổi lối sống – chẳng hạn như luyện tập thể dục, giảm natri trong chế độ ăn uống, giảm căng thẳng và giảm cân – có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Dấu hiệu suy tim

Các dấu hiệu và triệu chứng suy tim có thể bao gồm:

- Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm xuốngl

- Mệt mỏi, yếu ớt;

- Sưng phù ở chân, mắt cá chân và bàn chân;

- Nhịp tim nhanh hoặc bất thường;

- Giảm khả năng tập thể dục;

- Ho dai dẳng hoặc thở khò khè với đờm có màu trắng, hồng (do máu);

- Tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm;

- Sưng bụng (cổ trướng);

- Tăng cân rất nhanh từ việc giữ nước;

- Giảm thèm ăn;

- Buồn nôn;

- Khó tập trung và tỉnh táo;

- Thở dốc đột ngột, ho ra chất nhầy màu hồng, có bọt;

- Đau ngực (nếu suy tim do cơn đau tim gây ra).

Dấu hiệu suy tim ai cũng cần phải biết để tự cứu chính mình - 1

Khi nào thì đi khám bác sĩ?

Hãy đến các cơ sở y tế gần nhất nếu bạn cảm thấy mình đang gặp phải bất kì dấu hiệu nào nếu trên. Cần phải được cấp cứu khẩn cấp nếu bạn gặp phải tình trạng:

- Tức ngực;

- Ngất xỉu hoặc suy nhược nghiêm trọng;

- Nhịp tim nhanh hoặc bất thường cùng với khó thở, đau ngực hoặc ngất xỉu;

- Thở dốc đột ngột, ho ra máu hoặc chất nhầy bọt có màu hồng.

Mặc dù đây là những triệu chứng đại diện cho suy tim, nhưng có thể các nguyên nhân khác liên quan đến bệnh tim và phổi đe dọa tính mạng khác cũng có thể gây nên. Đừng cố tự chẩn đoán, hãy gọi 115 để được điều trị nhanh nhất.

Phân loại suy tim 

Loại suy tim Mô tả
Suy tim bên trái Chất lỏng có thể trào ngược vào ngực, gây khó thở.
Suy tim bên phải Chất lỏng có thể trào ngược vào bụng, tay, chân gây phù nề.
Suy tim tâm thất Tâm thất trái không thể co bóp mạnh, gây ra vấn đề về bơm máu.
Suy tim tâm trương Tâm thất trái không thể giãn cơ hoặc được lấp đầy máu, gây ra vấn đề về lưu trữ máu.

Nguyên nhân suy tim

Suy tim thường phát triển sau khi các tình trạng bệnh khác làm tổn thương hoặc suy yếu tim, thậm chí là khi tim trở nên quá cứng.

Trong tình trạng bệnh này, các buồng bơm chính của tim (tâm thất) có thể trở nên cứng và không lấp đầy máu giữa các nhịp tim. Trong một số trường hợp suy tim, cơ tim có thể bị tổn thương và suy yếu, khiến tâm thất giãn nở đến mức tim không thể bơm máy hiệu quả khắp cơ thể.

Theo thời gian, tim không còn có thể theo kịp với những nhu cầu bình thường của cơ thể, để bơm máu đến những bộ phận khác.

Phân suất tống máu là một phép đo quan trọng về khả năng bơm của tim, được sử dụng để giúp phân loại suy tim và phương hướng điều rị. Một trái tim khỏe mạnh có phân suất tống máu là 50% hoặc cao hơn – có nghĩa là hơn một nửa số máu trong tâm thất được bơm ra mỗi nhịp.

Nhưng căn bệnh này có thể xảy ra ngay cả với một phân suất tống máu bình thường, nếu các cơ tim trở nên cứng do các chứng bệnh cao huyết áp.

Suy tim có thể liên quan đến tâm thất trái, tâm thất phải hoặc cả hai bên. Thông thường, tình trạng bệnh xuất phát từ tâm thất trái – buồng bơm chính của tim.

Do bệnh tật

Bất kì tình trạng nào nào sau đây cũng có thể làm hỏng hoặc suy yếu tim:

- Bệnh động mạch vành;

- Đau tim;

- Huyết áp cao;

- Van tim bị hỏng;

- Tổn thương cơ tim (bệnh cơ tim);

- Viêm cơ tim;

- Khuyết tật tim bẩm sinh;

- Loạn nhịp tim;

- Tiểu đường;

- HIV;

- Cường giáp;

- Suy giáp;

- Tích tụ sắt hoặc protein;

- Vi rút tấn công cơ tim;

- Nhiễm trùng nặng;

- Dị ứng;

- Máu đông trong phổi;

- Tác dụng phụ của thuốc.

Do thói quen sinh hoạt

- Không kiểm soát cân nặng dẫn đến béo phì;

- Uống nhiều rượu;

- Hút thuốc lá thường xuyên.

Bệnh suy tim có nguy hiểm không?

Suy tim là một căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng khôn lường cho sức khỏe như:

- Hư thận hoặc suy thận: Tim khi suy yếu có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, dẫn đến suy thận nếu không được điều trị kịp thời. Khi mắc phải vấn đề nghiêm trọng về thận, bạn cần phải chạy thận trong quá trình điều trị.

- Vấn đề về van tim: Các van tim giữ cho máu chảy theo hướng thích hợp, khiến tim bị phình to, hoạt động không bình thường nếu bị ảnh hưởng bởi suy tim.

- Tổn thương gan: Suy yếu tim có thể dẫn đến sự tích tụ của chất lỏng, tạo áp lực trong gan. Chúng có thể gây ra sẹo gan, khiến gan khó hoạt động hơn.

Một số triệu chứng có thể được điều trị theo thời gian, nhưng thường suy tim luôn đe dọa đến tính mạng.

Dấu hiệu suy tim ai cũng cần phải biết để tự cứu chính mình - 2

Cách chữa suy tim

Chẩn đoán

Bước đầu tiên, các bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ lược căn bệnh này bằng cách:

- Xem xét tiền sử mắc bệnh, các triệu chứng đang có;

- Khám sức khỏe toàn thân;

- Kiểm tra các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, bệnh động mạch vành hoặc tiểu đường;

- Nghe nhịp tim và phổi;

- Kiểm tra tĩnh mạch ở cổ chân;

- Kiểm tra sự tích tụ ở bụng và chân;

Sau đó, nếu không chắc chắn hoặc phát hiện bất kì dấu hiệu nào, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện các xét nghiệm như:

- Xét nghiệm máu;

- X-quang vùng ngực;

- Điện tâm đồ (ECG);

- Siêu âm tim;

- Kiểm tra căng thẳng;

- Chụp cắt lớp vi tính (CT);

- Chụp cộng hưởng từ (MRI);

- Chụp động mạch vành;

- Sinh thiết cơ tim.

Điều trị

Suy tim là một bệnh mãn tính cần được điều trị suốt đời. Nếu được điều trị tích cực, các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim có thể cải thiện đáng kể, khiến tình trạng tim khỏe mạnh hơn. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của người bệnh và giảm nguy cơ tử vong.

Đôi khi các bác sĩ có thể điều chỉnh suy tim bằng cách điều trị nguyên nhân cơ bản, chẳng hạn như sửa chữa van tim, kiểm soát nhịp tim, ... Đối với hầu hết bệnh nhân, điều trị căn bệnh này cần sự kết hợp giữa thuốc, các thiết bị hỗ trợ và lối sống lành mạnh.

Thuốc men:

+ Thuốc ức chế enzym chuyển hóa angiotensin (ACE);

+ Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II;

+ Thuốc chặn beta;

+ Thuốc lợi tiểu;

+ Thuốc đối kháng Aldosterone;

+ Inotropes;

+ Digoxin (Lanoxin).

Phẫu thuật:

+ Phẫu thuật bắc cầu mạch vành;

+ Sửa chữa hoặc thay thế van tim;

+ Cấy ghép máy khử rung tim (ICD);

+ Tái đồng bộ hóa tim (CRT);

+ Cấy ghép thiết bị hỗ trợ tâm thất (VAD);

+ Ghép tim.

Thay đổi lối sống:

+ Ngừng hút thuốc;

+ Theo dõi khắt khe cân nặng;

+ Kiểm tra độ sưng phù của chân và mắt cá chân hàng ngày;

+ Chế độ ăn lành mạnh bao gồm trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa không hoặc ít chất béo, protein nạc, ...;

+ Hạn chế natri, chất béo bão hòa trong ăn uống;

+ Tiêm chủng ngừa cúm hoặc viêm phổi;

+ Hạn chế uống rượu;

+ Vận động thường xuyên;

+ Giảm căng thẳng mệt mỏi;

+ Điều chỉnh giờ đi ngủ, ngủ sâu hơn.

Người phụ nữ suy tim nặng vì ăn 6 con cua, 5 lưu ý cho ai thích ăn đồ biển
Bà Vạn năm nay 60 tuổi ở Vũ Hán (Trung Quốc), trong một lần ăn 6 con cua. Dẫn đến bị tiêu chảy, dị ứng, suy tim nặng. Hiện tại, bà vẫn đang được điều...
Hoàng Lan (Dịch từ Mayo Clinic)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tim