Bà Vạn năm nay 60 tuổi ở Vũ Hán (Trung Quốc), trong một lần ăn 6 con cua. Dẫn đến bị tiêu chảy, dị ứng, suy tim nặng. Hiện tại, bà vẫn đang được điều trị tại Khoa chăm sóc bệnh nhân đặc biệt.
Người phụ nữ bị suy tim vì ăn cua
Bà Vạn bình thường cơ thể rất khỏe mạnh, thậm chí bà chưa bao giờ bị bệnh nặng và bà luôn thích ăn cua. Hai ngày trước, những đứa cháu hiếu thảo đã mua cho bà Vạn không ít cua biển tươi, vì là sở thích nên bà ăn liền một lúc 6 con cua.
Chỉ vì ăn liền một lúc 6 con cua biển khiến bà Vạn phải nhận hậu quả đắng
Tuy nhiên, không ngờ vo buổi tối hôm đó, bà Vạn xuất hiện tình trạng bị tiêu chảy, đến ngày tiếp theo tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng. Sau khi đến bệnh viện, thần chí của bà Vạn đã mơ hồ, kết quả kiểm tra ECG và các chỉ số sinh hóa cho thấy những dấu hiệu bất thường.
Bác sĩ kết luận, sau khi ăn lượng lớn cua biển dẫn đến bà Vạn bị tiêu chảy, dị ứng, nhiễm khuẩn, và gây suy tim nặng. Hải sản hấp dẫn rất nhiều người, nhưng nếu ăn sai cách sẽ dẫn đến rất nhiều nguy hiểm.
Nguy cơ dị ứng hải sản ở đâu?
Trong thực tế, lý do tại sao nhiều người ăn hải sản lại bị dị ứng, bởi một số hải sản chứa nhiều chất histamin, chất này khi đi vào cơ thể cũng gây nên các triệu chứng nghiêm trọng. Đặc biệt lưu trữ hải sản lâu dài cũng thúc đẩy việc giải phóng histamin từ protein.
Bà vạn bị dị ứng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn và suy tim sau khi ăn cua
Biểu hiện dị ứng hải sản cũng rất đa dạng và xảy ra nhanh chóng sau ăn khoảng vài giờ, thậm chí vài phút. Tùy vào mức độ hay loại hải sản mà người bệnh ăn phải cũng như sự tiếp nhận của cơ địa mỗi người mà mức độ dị ứng khác nhau. Nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp người, ngứa, người nôn nao khó chịu, mấy giờ sau sẽ lặn.
Nặng ngoài nổi ban và ngứa còn phù nề mặt, khó thở, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy… thậm chí gây biến chứng phản vệ nguy hiểm như sốc, mạch đập nhanh, có thể gây suy tim. Nếu không được thải độc kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.
Những ai không nên ăn hải sản?
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Theo khuyến cáo của chuyên gia, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn nhiều hải sản. Bởi vì sẽ ảnh hưởng tới thai nhi và trẻ nhỏ, những triệu chứng sẽ có thể xuất hiện ngay, hoặc đến khi trẻ 7 tuổi mới xuất hiện.
Những người bị bệnh gút hoặc viêm khớp không nên ăn nhiều hải sản
Những người bị bệnh gút, bệnh khớp: Bởi những người này ăn hải sản sẽ làm tăng axit uric trong máu máu và gây lắng đọng các thể purin ở khớp (thường ở ngón chân cái). Người thừa cân, béo phì nguy cơ bị gút cũng cao. Nếu không tiết chế kịp thời thì đến một lúc nào đó sẽ khiến cho bệnh nhân đau đớn.
Những người bị dị ứng da: Hải sản là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Nhưng đây cũng là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong số các trường hợp bị dị ứng trong khi ăn uống. Rất nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng cho người có thể trạng không hợp với hải sản như cua, tôm, ghẹ, cá nhám, cá ngừ...
Hải sản cũng kiêng kị với những người thường bị dị ứng
Những người bị cường giáp: nên ăn ít hải sản vì chúng chứa nhiều iốt hơn, điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Những người bị cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, viêm túi mật: người gặp các vấn đề này nên tiêu thụ vừa phải. Những người dễ bị tiêu chảy và cảm giác tiêu hóa nên ăn ít hơn.
Lưu ý khi ăn hải sản để hạn chế dị ứng, ngộ độc
Hải sản phải được nấu chín
Trong hải sản chứa rất nhiều vi khuẩn, có những loại vi khuẩn phải ở nhiệt độ trên 80 độ C mới tiêu diệt được. Ngoài ra, trong quá trình chế biến, trong hải sản còn chứa nhiều mầm bệnh và trứng ký sinh trùng. Do vậy, khi nấu hải sản cần phải đun trong nước sôi từ 5-10 phút mới có thể tiêu diệt hết vi khuẩn.
Không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản
Ảnh minh họa
Những chất dinh dưỡng phong phú như đạm, canxi chứa trong tôm, cá sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu kết hợp với các loại quả như hồng, nho, lựu, sơn trà, thanh quả. Thêm vào đó, thành phần hóa học của các loại hoa quả này lại dễ dàng kết hợp với canxi có trong hải sản hình thành nên một chất khó tiêu hóa. Chất này sẽ kích thích hệ tiêu hóa dẫn đến trình trạng đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa… Tốt nhất nên ăn hoa quả sau khi ăn hải sản 2 tiếng.
Ăn hải sản không nên uống bia
Ảnh minh họa
Nếu uống bia với lượng lớn với các loại hải sản nguy cơ gây nên bệnh gút cao. Hơn nữa, phần lớn các loại hải sản như tôm, cua, nghêu, so, ốc… đều tạo thành một chất kết tủa, trong khi đó bia sẽ cản trở và loại chúng ra khỏi cơ thể.
Uống trà ngay sau khi ăn hải sản dễ kết sỏi
Trong lá trà chứa nhiều axit taninic dễ kết hợp với canxi trong hải sản và hình thành canxi khó hòa tan. Vì thế, cùng lúc ăn hải sản không nên uống trà ngay, tốt nhất nên uống trà sau khi ăn hải sản 2 tiếng.
Tôm đông lạnh không nên hấp hoặc luộc
Ảnh minh họa
Bất kỳ loại hải sản nào chỉ được hấp khi còn tươi nguyên. Vì hải sản chứa nhiều vi khuẩn, khả năng phân giải protein tương đối nhanh. Nếu đặt trong tủ lạnh, vi khuẩn của tôm càng tăng lên, protein cũng biến chất, vì thế không nên hấp hoặc luộc. Tôm đông lạnh bạn chỉ nên nấu ở nhiệt độ cao.