Một nghiên cứu của Harvard cho thấy phụ nữ mỗi ngày uống 2 cốc đồ uống có đường tăng 63% nguy cơ tử vong.
Tiến sĩ Hoàng Hiên, là một bác sĩ chuyên về chăm sóc sức khỏe. Ông là tác giả của cuốn sách "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh ung thư phổi", "Cuộc sống là thở: Câu chuyện có thật về khoa lồng ngực" và rất nhiều tác phẩm khác, bài viết dưới đây là chia sẻ của ông về mối quan hệ giữa đồ uống có đường với sức khỏe.
Xã hội phát triển, nhưng sức khỏe thể chất thì ít được cải thiện. Nhìn vào số lượng ngày càng tăng của các bệnh ung thư và ngày càng nhiều bệnh phức tạp, hầu hết chúng đều liên quan đến thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống.
Gần đây có một bài báo với tiêu đề: "Tiêu thụ lâu dài đồ uống có đường - đường nhân tạo tăng nguy cơ tử vong ở người trưởng thành tại Mỹ" do các nhà nghiên cứu Đại học Harvard đăng trên tạp chí quốc tế Circulation. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã phân tích 37.716 nam giới và 80.647 nữ giới từ năm 1986 đến năm 2014, những người này đã uống đồ uống có đường (SSB) hoặc đồ uống có đường nhân tạo (ASB), họ muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa hai loại đồ uống có đường này và tỷ lệ tử vong.
Đồ uống có đường (SSB) đề cập đến những đồ uống có thêm chất làm ngọt có hàm lượng calo cao. Nước giải khát có đường nhân tạo (ASB) đề cập đến: chất làm ngọt ít calo, thường được thêm vào đồ uống để giảm lượng calo.
Trong 30 năm qua đã có 36.436 người chết, trong đó 7.896 người chết vì bệnh tim mạch và 12.380 người chết vì ung thư. Trong 30 năm qua, các nhà nghiên cứu chỉ hỏi họ về thói quen và số lượng đồ uống của những người được lựa chọn tham gia nghiên cứu. Sau khi loại trừ thói quen ăn kiêng và lối sống, phát hiện ra rằng uống đồ uống có đường (SSBs) dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn và càng tiêu thụ nhiều đồ uống có đường thì tử vong càng sớm.
Nghiên cứu ban đầu của Đại học Tufts ở Mỹcũng đã thu thập nhiều loại đồ uống có đường khác nhau từ 187 quốc gia, từ nước ngọt có gas đến đồ uống có đường bổ sung năng lượng, bao gồm nước trái cây có đường và đồ uống có đường thể thao.
Người ta phát hiện ra rằng đồ uống có đường:
- Gây ra 133.000 ca tử vong vì bệnh tiểu đường;
- Gây ra 45.000 ca tử vong do bệnh tim mạch;
- Đồng thời gây ra 6.000 ca tử vong do các bệnh ung thư khác nhau.
Uống bao nhiêu cốc đồ uống có đường làm tăng nguy cơ tử vong cao
Những người uống từ 1 đến 4 cốc đồ uống có đường mỗi tháng có nguy cơ tử vong cao hơn 1% so với những người tiêu thụ đồ uống có đường ít hơn. Những người uống từ 2 đến 6 cốc đồ uống có đường mỗi tuần có nguy cơ tử vong cao hơn 6%. Những người uống 1 đến 2 cốc đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ tử vong tăng 14%. Nếu mọi người uống từ 2 cốc đồ uống có đường trở lên mỗi ngày, nguy cơ tử vong của họ sẽ tăng 21%.
Nữ tử vong cao hơn nam
Tác động của đồ uống có đường đến nguy cơ tử vong ở phụ nữ lớn hơn nam giới. Cứ uống 2 cốc như nhau mỗi ngày, nguy cơ tử vong ở nam giới tăng 29%, trong khi nguy cơ tử vong ở phụ nữ tăng 63%.
Tử vong do bệnh tim mạch
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng đồ uống có đường, bất kể chất thay thế đường nhân tạo được thêm vào hay chỉ là đường sucrose ban đầu, chúng đều làm tăng tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch. Uống từ 2 cốc đồ uống có đường trở lên mỗi ngày có nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim mạch cao hơn 31% so với những người không uống hoặc tiêu thụ ít đồ uống có đường. Nếu uống 1 cốc đồ uống có đường mỗi ngày, nguy cơ chết sớm do bệnh tim mạch cũng tăng lên 10%.
Các chất thay thế đường nhân tạo không an toàn như mong đợi
Chất thay thế đường nhân tạo là chất làm ngọt ít calo và thường được thêm vào đồ uống để giảm lượng calo. Các chất tạo ngọt nhân tạo trên thị trường chủ yếu là Saccharin, Cyclamate và Aspartame. Trong số các loại đồ uống mà chúng ta tiếp xúc, có chứa chất thay thế đường nhân tạo, hầu hết chúng đều sử dụng aspartame (ngọt hơn đường bình thường 150-250 lần) để thay thế cho sucrose hoặc xi-rô có hàm lượng fructose cao.
"JAMA Internal Medicine" (JAMA Internal Medicine) đã công bố một nghiên cứu tại 10 quốc gia châu Âu bao gồm cả Vương quốc Anh vào năm 2019, với tổng số 451.743 người tham gia. Nghiên cứu tiếp tục theo dõi trong 16,4 năm, trong đó có tổng cộng 41.693 người chết. Những người uống hai cốc 250ml "đồ uống dành cho người ăn kiêng" mỗi ngày, thực chất là đồ uống thay thế đường nhân tạo, tăng nguy cơ tử vong tăng 26%, và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cũng tăng 52%.
Đồ uống có đường là “sát thủ thầm lặng” của sức khỏe
Con người ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng phong phú, cuộc sống của chúng ta ngày càng thú vị hơn. Hơn nữa, đồ uống có đường có hàng trăm loại với những hương vị khác nhau, hấp dẫn người sử dụng, lại là “sát thủ thầm lặng” của sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư.
Nhiều người đi khám và phát hiện ra bệnh, thường hỏi: "Tại sao tôi bị ung thư?" Thực tế câu trả lời có thể chính là do thói quen ăn uống trong sinh hoạt. Ngày càng có nhiều người mắc bệnh ung thư, mặc dù công nghệ y tế rất tiên tiến nhưng cũng không thể giảm được tỉ lệ người tử vong do ung thư. Do đó, bí quyết để bảo vệ sức khỏe, tăng tuổi thọ chính là không sử dụng hoặc giảm tiêu thụ đồ uống có đường, uống càng ít càng tốt.