Đứa trẻ 1 tháng tuổi tên Tiểu Hạo (Phúc Kiến, Trung Quốc), không cẩn thận dùng móng tay cào hai má của mình, gây tổn thương, rỉ máu, nhưng vài ngày vết xước không liền vảy.
Sau khi thấy vết thương của Tiểu Hạo không đóng vảy và cậu bé khóc không ngừng. Người mẹ vô cùng sợ hãi và đưa con đến bệnh viện. Sau khi kiểm máu và chức năng đông máu, kết quả biểu hiện đứa trẻ bị thiếu máu mức độ vừa phải, PT và APTT rõ ràng kéo dài, các bác sĩ nghi ngờ thiếu vitamin K.
Tại sao thiếu vitamin K gây hậu quả nghiêm trọng như vậy?
Theo các chuyên gia, vitamin K là một chất quan trọng liên quan đến đông máu, chức năng chính của nó là kích hoạt các yếu tố đông máu trong cơ thể gây ra đông máu và ngăn ngừa chảy máu ở người. Một khi bị thiếu, thì khả năng chảy máu rất dễ hoặc chảy máu khó ngừng, đối với trẻ nhỏ thuờng biểu hiện xuất huyết não, cũng có thể gây chảy máu ở đường tiêu hóa và các bộ phận khác trên cơ thể trẻ, nếu điều trị không kịp thời, nghiêm trọng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin K ở Tiểu Hạo là gì?
Sau khi loại trừ các bệnh khác, bác sĩ phát hiện ra rằng thiếu hụt vitamin K của trẻ là kết quả của thời gian dài người mẹ… kén ăn. Người mẹ trẻ nói: “Vốn dĩ bản thân tôi đã kén ăn, cộng thêm mẹ chồng khăng khăng cho rằng các bà mẹ không nên ăn rau và hoa quả vào cuối thai kỳ và sau khi sinh đứa trẻ”.
Bà nội Tiểu Hạo cho rằng mẹ đứa trẻ không thể rau và hoa quả. Sợ những đồ này lạnh, ảnh hưởng đến đứa trẻ. Đặc biệt là sau khi đứa trẻ được sinh ra, các loại rau quả càng hạn chế. 3, 4 tháng trước, mẹ Tiểu Hạo hầu như không ăn rau và trái cây, không ngờ rằng việc này để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của cậu bé.
Sau khi sinh, lượng rau quả nhập vào cơ thể quá ít sẽ khiến sản phụ dễ bị táo bón, trĩ,… gây bất lợi cho sự hồi phục của cơ thể sau sinh, hơn nữa có thể gây thiếu chất dinh dưỡng cần thiết, thậm chí là ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Thực tế, những quan niệm, suy nghĩ này của bà mẹ chồng cũng bắt nguồn từ thứ gọi là "tháng ở cữ".
Hầu hết các bà mẹ sau sinh đều được yêu cầu phải “ở cữ” khoảng 1 tháng với nhiều yêu cầu khắt khe như: phải ngồi nhiều để tránh ảnh hưởng đến vết mổ sau khi sinh; tránh ánh nắng mặt trời; tránh gió thổi; tránh vận động; tránh nước vì nước có thể gây co giật, vì vậy không nên tắm, gội đầu và đánh răng.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, trong y học hiện đại, không có khái niệm “nếu không kiêng cữ 1 tháng sau sinh sẽ gây nhiều bệnh về sau”. Sự khó chịu của người phụ nữ sau sinh sẽ dần biến mất khi cơ thể được hồi phục. Và không phải bất cứ điều kiêng kị nào cũng đúng điển hình như việc kiêng rau, hoa quả của bà mẹ trẻ ở trên.
BS. Hữu Khánh chia sẻ trên Sức khỏe đời sống về lý do tại sao nên bổ sung vitamin K: Vai trò chính của vitamin K là giúp cho quá trình đông máu diễn ra tốt và hạn chế lượng máu bị mất khi bị thương. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin K, máu của bạn sẽ không thể đông được và điều này có thể dẫn đến tử vong. Vitamin K còn có thể kết hợp với calcium giúp cho xương chắc khỏe. Thiếu vitamin K có thể gây ra bệnh loãng xương. Ngoài ra, vitamin K có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận. Qua nghiên cứu các nhà khoa học cho thấy vitamin K dường như có tác dụng làm dừng quá trình vôi hoá và cứng thành mạch máu. Vitamin K có thể giúp phòng ngừa ung thư, tăng cường tỷ trọng xương, hạn chế bệnh tim mạch, hạn chế bệnh giãn tĩnh mạch, giảm bệnh tiểu đường. Vitamin K có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì quá trình bài tiết và sử dụng insulin của cơ thể và giảm được tới gần 20% rủi ro mắc bệnh tiểu đường týp 2 ở người lớn. |