Loại quả khô này nhỏ mà "có võ", không chỉ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe mà còn dễ ăn và khi kết hợp cùng một số thực phẩm, tác dụng càng tăng.
Nho khô là một loại thực phẩm phổ biến, không theo mùa như nho tươi, lại rất rẻ và có quanh năm. Đừng thấy nho khô nhỏ bé và đầy rẫy như vậy mà xem thường, bởi loại quả này ẩn chứa nhiều tác dụng rất hữu ích cho sức khỏe của con người.
Nho khô sau khi khử nước, các chất dinh dưỡng như anthocyanin, vitamin C, sắt và các nguyên tố khác tăng lên nên tác dụng chống lão hóa, tăng cường sức đề kháng, dưỡng huyết cũng mạnh hơn.
Quả nho khô tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).
Bốn tác dụng của nho khô
Chống lão hóa
Nho khô được làm từ quá trình khử nước của nho tươi, do đó hàm lượng anthocyanins cao hơn nhiều so với nho tươi. Chất anthocyanin có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, giảm sắc tố, làm mờ nếp nhăn, có tác dụng chống lão hóa rất hiệu quả.
Hỗ trợ, thúc đẩy tiêu hóa
Nho khô có chứa axit tartaric, có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa của hệ tiêu hóa một cách hiệu quả. Ngoài ra, thực phẩm giàu chất xơ này còn có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp đại tiện dễ dàng, có tác dụng giảm béo và làm đẹp nhất định.
Tác dụng bồi bổ khí huyết
Nho khô rất giàu chất sắt, hàm lượng sắt trong quả khô gấp 15 lần nho tươi. Ăn một vài thìa (khoảng vài chục quả mỗi ngày) có thể cải thiện hiệu quả làn da nhợt nhạt, kém sức sống và tay chân lạnh.
Ngoài ra, nho khô còn rất giàu nhiều loại khoáng chất, vitamin và axit amin, rất hợp với người thiếu máu, thiếu sắt, hiệu quả không thua gì quả cherry đắt đỏ.
Giảm nguy cơ tim mạch
Các nghiên cứu chỉ ra, ăn nho khô có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim một cách hiệu quả. Nho khô là nguồn cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol của cơ thể và ngăn ngừa bệnh tim hiệu quả.
Nho khô và nho tươi. (Ảnh minh họa).
Chọn nho khô sao cho phù hợp?
Chọn nho khô nên nhìn vào màu sắc. Nên chọn quả có màu sáng, không phải loại có màu rực rỡ kém tự nhiên bởi chúng có thể đã được xử lý bằng phẩm màu.
Khi mua, bạn dùng tay nắm lấy một nắm nho khô và thả nhanh tay ra, nếu nho khô tách rời từng hạt có nghĩa là nho khô đã được phơi và sấy kỹ. Nếu quả dính bết vào nhau thì chất lượng sấy tương đối kém, có thể có nấm mốc trên thân quả.
Bạn có thể nếm thử quả nho khô, nếu quả mủn, vị kém thơm, bạn không nên mua. Nên mua quả dai, vị ngọt thơm tự nhiên.
Ăn nho khô sao cho đúng cách?
Nho khô rất ngon khi ăn trực tiếp, nhưng bạn có biết tác dụng của nho khô hiệu quả hơn khi chúng được đun nước chưa?
+ Nho khô đun nước có tác dụng nuôi dưỡng, bảo vệ gan. Uống mỗi ngày một cốc, trong 7 ngày, sẽ rất tốt cho sức khỏe gan, thị lực và sắc đẹp.
Cách làm: Cho 400 ml nước vào nồi, đổ 150 ml nho khô đã rửa sạch vào, tốt nhất nên chọn loại nho khô sẫm màu như nho tím, nho đen. Đun sôi trên lửa lớn, sau đó chuyển sang lửa vừa và nhỏ và nấu trong 20 phút. Sau đó, bạn đổ nước nho khô ra, để qua đêm, vớt nho khô ra và dùng nước.
+ Nho khô đun nước với đường phèn giúp giảm ho. Đun nước với nho khô và đường phèn, uống ngày 3 lần sẽ giúp giảm ho và làm ẩm phổi, giảm ho do cảm hiệu quả.
+ Nho khô ngâm giấm giúp chống lão hóa. Bạn đổ một cốc nho khô vào một hộp sạch và kín. Đổ giấm sạch vào hộp và đậy nắp nho khô. Cần đảm bảo sao cho giấm có thể ngập 2 cm so với nho khô, đậy nắp lại trong 12 giờ, đợi đến khi nho khô tiết ra nhiều dinh dưỡng, bạn có thể dùng thìa để đào nó ra và ăn, mỗi lần 1-2 thìa sẽ tốt cho sức khỏe.
Do trong nho khô ngâm giấm có nhiều anthocyanins nên có tác dụng chống oxy hóa mạnh, do đó giúp làm đẹp da, có tác dụng giảm cân, chống lão hóa, loại bỏ rác trong máu, bảo vệ sức khỏe tim mạch, cải thiện khả năng giải độc của gan, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa ung thư, cải thiện thị lực, chữa bệnh thiếu máu.
+ Nho khô hấp với trứng. Bạn có thể làm món trứng hấp, sau đó rắc một ít nho khô lên trên, trứng sẽ có vị sẽ ngọt hơn, không bị ngấy. Món này không chỉ bổ sung vitamin E cho cơ thể, còn có tác dụng loại bỏ các gốc tự do có hại, vừa có tác dụng chống lão hóa và chống ung thư. Phái nữ nên ăn theo cách này thường xuyên sẽ giúp bổ khí, dưỡng huyết và giúp giải độc tử cung.