Dùng túi nilong đựng đồ ăn nóng hay cất trong tủ lạnh thì hại hơn? Những kiểu dùng đồ nhựa độc hại nhất

Ngày 18/02/2024 09:00 AM (GMT+7)

Một nghiên cứu cho thấy gần như tất cả các loại nhựa đều tiềm ẩn các hóa chất độc hại nhưng đôi khi chúng ta lại vô tư sử dụng hằng ngày.

Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ nhựa lớn nhất thế giới. Tính đến năm 2019, Trung Quốc sản xuất hơn 360 triệu tấn nhựa mỗi năm, chiếm 31% tổng sản lượng của thế giới. Nhựa khó phân hủy gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới các loài động thực vật, một số chất độc hại do chúng thải ra thậm chí còn ảnh hưởng rất lớn đến các vi sinh vật.

Nhựa là nguồn gây ô nhiễm và thường chứa một số chất độc hại nhưng lại được sử dụng để đóng gói thực phẩm. Trong số đó, điều được thảo luận là việc sử dụng nhựa trong hai điều kiện khắc nghiệt, một là nhiệt độ thấp trong tủ lạnh và hai là bữa sáng ở nhiệt độ cao trong túi nhựa - có gây nguy hiểm không? Một số người cho rằng việc thường xuyên xử lý thực phẩm theo cách này là tương tự rước họa vào thân, là đúng hay sai? 

Nhựa đựng thực phẩm không tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Nhựa đựng thực phẩm không tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, hai tình huống sử dụng nhựa này rất phổ biến. Khi mua thực phẩm, một số người có thói quen cho thẳng vào tủ lạnh cùng với túi đóng gói thay vì bỏ ra. Hoặc trường hợp khác, đồ ăn buổi sáng nóng có thể được người bán đựng vào túi nilon. Như vậy, thói quen sinh hoạt hàng ngày vô tình khiến bạn nuốt luôn cả những hạt vi nhựa vào bụng. Câu hỏi đặt ra là như vậy có nguy hiểm không?

Gần như tất cả các loại nhựa đều chứa các hóa chất độc hại tiềm tàng, như một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Khoa học & Công nghệ Môi trường tiết lộ. Nghiên cứu đã lấy mẫu 34 sản phẩm nhựa được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường, bao gồm cả 7 loại nhựa có thị phần lớn nhất - được sử dụng phổ biến để đóng gói thực phẩm, cũng như 8 loại nhựa có khả năng phân hủy sinh học.

Trong các loại nhựa này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tổng cộng hơn 1.000 chất hóa học. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là 80% trong số đó chưa được biết đến - chúng chưa từng xuất hiện trong thông tin sản phẩm của các đồ nhựa. Một số hóa chất này không thân thiện với môi trường, bao gồm các thành phần gây rối loạn nội tiết cũng như các hóa chất có thể ảnh hưởng đến môi trường.  

Về lý do tại sao trong nhựa lại có nhiều “tạp chất” như vậy, các nhà nghiên cứu cho biết, nguyên nhân thực ra rất đơn giản. Lượng tạp chất này là dẫn xuất của nhiên liệu hóa thạch, và để chiết xuất “nhựa” từ nhiên liệu hóa thạch tự nhiên sẽ cần có một số chất xúc tác. Sau khi chiết xuất, để biến nhựa thành các sản phẩm nhựa mà chúng ta sử dụng, nhà sản xuất cũng cần thêm nhiều chất phụ gia khác nhau - chẳng hạn như các chất làm dẻo, để tạo cho nhựa có màu sắc đặc trưng và độ dẻo. Không những vậy, bất kỳ quá trình sản xuất nào đều có thể để một số hóa chất lẫn vào, nếu không ảnh hưởng đến tác dụng cuối cùng của nhựa, con người khó phát hiện ra sự tồn tại của chúng.

Câu hỏi quan trọng được đặt ra là, nhiệt độ cao và thấp có làm cho các hóa chất này thoát ra dễ dàng hơn không?

Hiện nay chỉ có 7 loại nhựa đóng gói được sử dụng phổ biến. Giá thành của các loại nhựa này thấp, trong khi những loại nhựa ít tác động đến môi trường và có khả năng phân hủy sinh học thì chi phí cao hơn. Để thuận tiện cho việc tái chế và nhắc nhở người dùng về khả năng sử dụng của các sản phẩm nhựa, bảy loại nhựa thông dụng này đều có logo quốc tế là một hình tam giác tròn gồm ba mũi tên, có số từ 1 đến 7 ở giữa.

Dùng túi nilong đựng đồ ăn nóng hay cất trong tủ lạnh thì hại hơn? Những kiểu dùng đồ nhựa độc hại nhất - 2

Ví dụ, chai nhựa đựng đồ uống về cơ bản là số 1, đó là PET (polyethylene terephthalate). Những túi nilon dùng để đựng thực phẩm, dù là để trong tủ lạnh hay để đựng bữa sáng, thường được làm từ nhựa HDPE số 2 (polyethylene mật độ cao), PVC số 3 (polyvinyl clorua) và LDPE số 4. Số 3 là một trong những vật liệu có công dụng rộng rãi nhất, được sử dụng trong tấm trải, chai nhựa và túi nhựa, tuy nhiên về cơ bản nó không được dùng trong thực phẩm. Loại túi có thể sử dụng trực tiếp cho bữa sáng là loại nhựa số 4, là loại polyetylen mật độ thấp. Loại túi nhựa này có giá thành tương đối đắt hơn, nhiệt độ sử dụng tối đa là 110°C nhưng thực tế không nên đóng gói túi ở nhiệt độ trên 90°C.  

Vì vậy, nếu nhiệt độ bữa sáng của chúng ta vượt quá mức này thì sẽ không có lợi cho sức khỏe.

Cách sử dụng nhựa độc hại nhất là gì?

Hầu hết các loại nhựa đều không phù hợp để sử dụng lâu dài, nhiều lần. Nếu sử dụng trong thời gian dài, các chất độc hại sẽ tích tụ trong cơ thể. 

Vì vậy, không nên để nhựa và thực phẩm chung với nhau trong thời gian dài. Đặc biệt khi nhựa để lâu, các chất có hại sẽ tăng lên đáng kể. Vì vậy, điều cấm kỵ nhất khi sử dụng nhựa là sử dụng lâu dài, sử dụng bừa bãi bất kể nhiệt độ và giá trị pH. Nếu thực phẩm tiếp xúc với môi trường chứa nhựa trong thời gian dài và nhựa được sử dụng trong điều kiện không đáp ứng đủ điều kiện, nó không tốt cho sức khoẻ.

Vì vậy, việc để túi, chai nhựa trong tủ lạnh lâu và dùng túi nilon để bọc, gói bữa sáng ở nhiệt độ cao quả thực không phải là thói quen đặc biệt tốt, chắc chắn gây hại cho cơ thể! 

Thực phẩm có trong nhiều món ăn Tết giàu sắt gấp 7 lần thịt, giúp thải độc tố, nhưng 4 người này tránh ăn
Mộc nhĩ là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong các món ăn dịp Tết và có không ít lợi ích cho sức khỏe nhưng có một số người vẫn nên hạn chế dùng.

Thực phẩm tốt cho sức khỏe

Theo Thùy Linh (Dịch từ Aboluowang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm