Viêm mũi căn bệnh nhiều người mắc và rất dễ trở thành mãn tính nếu điều trị không bài bản và đúng cách. Theo các bác sĩ nguyên tắc điều trị viêm mũi là phải làm sạch mũi, nhỏ thuốc, xịt mũi, và khí dung.
Mệt mỏi vì viêm mũi
Chị Trần Thị Lan trú tại Thanh Xuân Hà Nội than thở chị bị viêm mũi dị ứng khoảng 4 năm nay và đã dùng đủ loại thuốc Đông Y, Tây Y và tìm đến các phòng khám có uy tín lớn nhỏ, ai mách đâu chị cũng đi thử nhưng kết quả cứ chỉ dứt đợt điều trị thuốc một thời gian là bệnh tình đâu lại vào đấy.
Tháng nào chị cũng vài ba bận rơi vào tình trạng mũi nghẹt, sổ mũi, nhức đầu, khiến công việc bị ảnh hưởng, cuộc sống không được thoải mái. Chị Lan kể “có hôm ngồi làm việc mà mũi ngạt, sổ mũi khiến các đồng nghiệp xung quanh cũng ái ngại. Có lúc, tôi chạy vào nhà vệ sinh nhưng cũng có lúc chẳng kịp vào thì nước mũi đã chảy ào ào ra. Ai mắc bệnh này mới thấy khổ”.
Ảnh minh hoạ.
Cũng rơi vào hoàn cảnh của chị Lan, anh Đỗ Văn Dũng, 34 tuổi, Hà Đông, Hà Nội mắc viêm mũi dị ứng mãn tính cứ vào mùa lạnh này anh lại khổ sở vì mũi xình xịch chảy nước, đầu thì nhức, hắt hơi, ngạt mũi. Ngồi không sao, về đêm nằm ngủ là anh lại lại ngạt phải thở bằng miệng.
Cuộc sống bị đảo lộn, có lúc gặp gỡ khách hàng mà cứ khụt khịt rất bất tiện. Anh Dũng đã đi khám nhiều nơi và được các bác sĩ chẩn đoán là bệnh viêm mũi quanh năm, có phác đồ điều trị rõ ràng nhưng anh không sao dứt được bệnh. Cứ đợt điều trị này vừa dứt được một thời gian thì bệnh lại tái phát lại. Anh Dũng mệt mỏi “sống chung với lũ thôi”.
Điều trị như nào
Theop PGS Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch Hội Tai mũi họng Hà Nội cho biết viêm xoang và viêm mũi là hai bộ phận khác nhau và viêm mũi dị ứng là bệnh rất nhiều người mắc và chuyển thành mãn tính. Mũi ở phía ngoài có lỗ mũi, hốc mũi. Trong hốc mũi có các cuốn mũi, viêm mũi là viêm niêm mạc trong hốc mũi, cũng là niêm mạc đường thở nên biểu hiện trên lâm sáng khác viêm xoang.
Nguyên nhân gây viêm mũi do vi trùng, siêu vi trùng, chấn thương…
Viêm mũi được chia thành hai loại viêm mũi cấp tính và mãn tính.
Viêm mũi cấp tính chủ yếu do vi rút, hay còn gọi viêm hô hấp trên, hay nhiễm trùng hô hấp làm ảnh hưởng đến niêm mạc hốc mũi, dấu hiệu cơ bản là chảy nước mũi, hay bị xì mũi.
Dấu hiệu thứ hai là ngạt mũi đây là hai dấu hiệu của viêm mũi cấp tính.
Còn với mãn tính: viêm cuốn dưới, chia làm 3 giai đoạn xung huyết gây ngạt mũi là chính, giai đoạn hai tiết dịch là chính gây chảy nước mũi.
Còn giai đoạn 3 là giai đoạn quá sản tức niêm mạc mũi đã bị thái hóa gây ngạt mũi và càng ngày càng ngạt cho mũi không có tác dụng
Để điều trị viêm mũi, PGS Sơn cho biết việc điều trị đúng cách rất quan trọng. Thông thường bác sĩ thường điều trị bảo tồn nhỏ mũi, xì mũi bằng nước muối, xì mũi bằng các thuốc co mạch, săn niêm mạc, các thuốc sát trùng để làm sao xoang có dịch thì lỗ thông to ra để xoang chảy ra, xì ra còn nhiễm trùng thì dùng kháng sinh, thuốc co mạch, có thể xông thường, để 1 cốc nước nóng cho thêm dầu thơm vào.
Nguyên tắc điều trị viêm mũi xoang
Thứ nhất là: làm sạch mũi nếu mũi có dịch cần hút sạch, xì xạch để đường mũi thông thoáng mới nhỏ thuốc nếu không làm sạch mũi thì nhỏ thuốc mũi không có tác dụng.
Thứ hai là sử dụng thuốc co mạch, sát trùng.
Thứ ba: Xịt, phun mũi có thể sử dụng các loại xịt mũi nước biển…
Thứ tư: Khí dung xông các phân tử nhỏ đi vào mũi.
PGS Sơn cho biết trong điều trị viêm mũi có rất nhiều người điều trị sai lạm dụng thuốc dẫn đến bệnh không khỏi mà chuyển sang mãn tính còn ảnh hưởng tới khứu giác. Nhiều bệnh nhân sau thời gian điều trị viêm mũi đã không ngửi được mùi gì vì khứu giác bị tổn thương.
Hiện nay, thuốc trị mũi có thuốc chính là thuốc co mạch nhỏ cái dễ chịu nhưng nhỏ nhiều thì mạch co vào rồi mạch lại giãn ra. Lạm dụng gây nhờn thuốc, mạch giãn ra không co được nữa và thuốc không còn tác dụng. Chính vì thế các thuốc có thành phần co mạch, PGS Sơn cho biết chỉ dùng 5 – 7 ngày. Sau đó phải đổi thuốc để niêm mạc mũi hồi phục.
Đặc biệt, trong thuốc trị viêm mũi dùng cả được cho trẻ con gây nguy hiểm cho tim mạch thậm chí tử vong vì tính độc hại của thuốc. Dùng lâu ảnh hưởng tế bào khứu giác ngửi sâu nhưng không rõ mùi. Chính vì thế, bác sĩ Sơn nhấn mạnh việc dùng thuốc vẫn phải được bác sĩ chỉ định và kiểm soát chặt chẽ.